Đau chân vào ban đêm cảnh báo bệnh gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều người bị đau chân và cơn đau có thể trở nên khó chịu hơn vào ban đêm, thậm chí ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ. Có nhiều nguyên nhân gây đau chân ban đêm.

Đau nhức chân vào ban đêm có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra, chẳng hạn như bệnh động mạch ngoại biên, giãn tĩnh mạch, bệnh gút hay viêm khớp. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau chân vào ban đêm là bệnh động mạch ngoại biên, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Bệnh động mạch ngoại biên là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau chân vào ban đêm

Bệnh động mạch ngoại biên là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau chân vào ban đêm

Bệnh động mạch ngoại biên xảy ra khi động mạch chân bị tắc nghẽn, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến chân và bàn chân. Các triệu chứng chính của bệnh là đau nhức, cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở chân, bàn chân, nhất là khi vận động.

Ngoài đau nhức, bệnh động mạch ngoại biên còn gây chuột rút vào ban đêm. Nếu không được điều trị, bệnh động mạch ngoại biên có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như hoại tử và phải cắt cụt chi.

Đau chân vào ban đêm có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Ngoài bệnh động mạch ngoại biên, các vấn đề sức khỏe khác như bệnh gút, viêm khớp hoặc chấn thương cơ, xương cũng có thể gây đau chân vào ban đêm. Trong trường hợp cơn đau chân kèm theo sưng đỏ và nóng da ở vùng bị đau thì rất có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng. Người bệnh cần phải sớm đến bệnh viện điều trị.

Một nguyên nhân khác cũng gây đau nhức chân vào ban đêm, đặc biệt là đau kéo dài mà các loại thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả, là tổn thương dây thần kinh hoặc bệnh lý thần kinh. Tình trạng này đặc trưng với cảm giác yếu, tê và đau. Những triệu chứng này thường xuất hiện ở tay và chân nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng khác của cơ thể.

Các vấn đề thần kinh có thể nhẹ hoặc nặng, kéo dài hay xảy ra trong một khoảng thời gian rồi hết. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Để điều trị hiệu quả thì xác định nguyên nhân cơ bản gây đau chân vào ban đêm đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ, nếu cơn đau do bệnh động mạch ngoại biên gây ra thì người bệnh cần thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc, tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống lành mạnh. Những thay đổi có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau do viêm khớp thì có thể cần dùng thuốc chống viêm hoặc vật lý trị liệu, theo Medical News Today.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.