Đảng bộ thị trấn Chư Prông: Phát huy vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, Đảng bộ thị trấn Chư Prông (huyện Chư Prông) đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế-xã hội để nâng cao đời sống, góp phần thay đổi diện mạo đô thị địa phương.

Đồng chí Phạm Ngọc Toàn-Chủ tịch UBND thị trấn Chư Prông, cho biết: “Những năm qua, Đảng bộ thị trấn luôn xác định phải tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Đảng ủy xã đã ban hành các nghị quyết về vấn đề này, đồng thời, chính quyền xã cũng thường xuyên gần dân, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Nhờ đó, quy mô các thành phần kinh tế trên địa bàn ngày càng mở rộng, hình thức hoạt động đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tăng thu ngân sách địa phương”.

 

Một góc thị trấn Chư Prông. Ảnh: T.T
Một góc thị trấn Chư Prông. Ảnh: T.T

Hiện nay, thị trấn Chư Prông có 9 thôn, làng, tổ dân phố với 2.246 hộ, 11.820 khẩu khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có gần 300 hộ với 1.300 khẩu. Để kinh tế phát triển, thị trấn xác định phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành thương mại-dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững; đồng thời triển khai các giải pháp thu hút,  tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Cùng với đó, thị trấn triển khai có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, giúp các doanh nghiệp và hộ cá thể thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhờ những nỗ lực ấy, đến nay, trên địa bàn thị trấn có 687 cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ cá thể, trong đó có 40 công ty TNHH. Thị trấn đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh tập trung có hiệu quả; các vùng chuyên canh cây công nghiệp cũng dần hình thành một cách bền vững. Cụ thể, hiện trên địa bàn thị trấn có 6 mô hình chăn nuôi heo rừng và nai từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ cho hiệu quả kinh tế cao; đã triển khai tái canh gần 80 ha cà phê của 108 hộ. Cùng với đó, thị trấn đã cung cấp hơn 500 cây giống bơ và sầu riêng cho 19 hộ trên địa bàn phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, để góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị, người dân thị trấn đã đóng góp hơn 300 triệu đồng xây dựng nghĩa trang nhân dân. Đặc biệt, khi chợ trung tâm của huyện ngày càng xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu buôn bán, các tiểu thương đã tự nguyện đóng góp hơn 300 triệu đồng để làm chợ tạm phục vụ việc kinh doanh. Ngoài ra, những năm qua, thị trấn đã huy động nhân dân đóng góp trên 5 tỷ đồng để kéo điện 3 pha phục vụ sinh hoạt và sản xuất; trên 2 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn.

Để phát huy vai trò của người dân, Đảng ủy thị trấn đã mạnh dạn giao cho nhân dân thi công và giám sát các công trình dân sinh do người dân đóng góp. Ông Trần Văn Lập (tổ dân phố 2, thị trấn Chư Prông) cho biết: “Khi cầu treo đi qua khu vực sản xuất của chúng tôi bị hư hỏng, Đảng ủy, UBND thị trấn đã giao cho chúng tôi tự huy động để sửa chữa lớn. Đến nay, chúng tôi đã huy động bà con đóng góp trên 140 triệu đồng, thị trấn hỗ trợ 25 triệu đồng. Việc chính quyền mạnh dạn giao cho nhân dân thi công, giám sát chứng tỏ họ rất tin dân và người dân cũng yên tâm vì số tiền mình bỏ ra được sử dụng hiệu quả”.

Với định hướng đúng trong phát triển kinh tế, đời sống của người dân thị trấn Chư Prông ngày càng được nâng lên. Nếu như năm 2010 thu nhập bình quân đầu người của thị trấn là 17 triệu đồng/năm thì đến nay con số đó đã đạt gần 30 triệu đồng/năm.

Thiên Thanh

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.