Dân làng H'De mong lắm một cây cầu!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trên khúc sông Đak Krong rộng chừng 30 m không có cây cầu nào nên dân làng H’De (xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) phải thường xuyên vượt sông bằng bè phao nhựa. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, nhất là trong mùa mưa lũ.
Từ tháng 3-2020 đến nay, dân làng H’De mỗi khi muốn qua sông Đak Krong đều phải di chuyển bằng chiếc bè phao rộng chừng 10 m2 làm bằng thùng phuy nhựa có dây cáp treo. Đây là chiếc bè phao do người dân tự góp tiền làm.
Từ khi có bè phao, dân làng H’De không phải lội sông, việc đi lại dễ dàng hơn. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, việc di chuyển bằng phương thức này rất nguy hiểm vì chiếc phao làm bằng thùng phuy, phía trên đóng các miếng ván gỗ rất tạm bợ, lỏng lẻo neo với sợi dây cáp mỏng manh. Vào mùa thu hoạch nông sản, nhu cầu qua lại của người dân tăng cao, phao phải tải lượng nông sản lớn nên rất dễ bị lật úp. Mùa mưa, dòng nước chảy xiết khiến cho chiếc phao cứ lắc lư, chòng chành, nếu bất cẩn thì người và phương tiện có thể rơi xuống sông bất cứ lúc nào.
 Để sang sông, người dân làng H’De (xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh) phải chờ có người ở bờ bên kia kéo dây cáp mới qua được. Ảnh: R'ô Hok
Để sang sông, người dân làng H’De (xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh) phải chờ có người ở bờ bên kia kéo dây cáp mới qua được. Ảnh: R'ô Hok
Thường xuyên đi làm rẫy ở phía bên kia sông, ông Tuy cho hay: “Mỗi ngày có hàng chục lượt người qua lại khúc sông này bằng chiếc bè phao. Vào mùa thu hoạch, bà con chở nông sản bằng xe máy từ trên rẫy xuống gần bờ sông rồi đưa lên phao vận chuyển về nhà. Mùa khô thì còn đỡ, chứ mùa mưa dòng nước dâng cao, chảy xiết nên việc đi lại nguy hiểm lắm”.
Còn ông A Ming thì nói: “Cả làng chỉ có 1 cái phao này thôi. Tôi có 1 ha rẫy mì ở bên kia sông, ngày nào đi làm về có người kéo phao giúp thì mừng, nếu không có người kéo thì tôi đành phải ngủ lại trên rẫy luôn”.
Ông Yung-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn H’De-thông tin: “Làng có 56 hộ, trong đó có tới 22 hộ nghèo và 16 hộ cận nghèo. 100 ha đất nông nghiệp của người dân đều ở phía bên kia sông Đak Krong. Vào mùa gieo trồng và thu hoạch, người dân không thể đưa máy móc qua đó nên phải làm hoàn toàn thủ công. Mùa mưa, nước dâng cao khiến việc đi lại khó khăn hơn rất nhiều. Do vậy, bà con rất mong có một cây cầu kiên cố bắc qua sông”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Thanh Trung-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Tơ Ve-cho biết: Trước đây, làng cũng có cầu treo nhưng đã hỏng. Do vậy, người dân tự góp kinh phí để làm chiếc phao phục vụ việc đi lại tạm thời. Ủy ban nhân dân xã đã kiến nghị đầu tư làm cây cầu kiên cố hơn để người dân được đi lại thuận tiện và an toàn.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gió lốc làm 11 nhà dân tại làng Beng, xã Ia Chiă bị tốc mái. Ảnh: địa phương cung cấp

Lốc xoáy gây tốc mái nhiều nhà dân

(GLO)- Ông Nguyễn Văn Lựu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chiă (huyện Ia Grai) cho biết, sáng ngày 7-5, một trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn đã khiến 15 nhà dân và 1 nhà công vụ Trường THCS Lê Hồng Phong bị tốc mái, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 162 triệu đồng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.