Đak Pơ trao "cần câu" cho đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều mô hình thiết thực nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo.

Phát huy hiệu quả “cần câu”

Anh Triệu Văn Lộc (dân tộc Dao, trú tại làng Mông, xã Ya Hội) có 2,5 ha đất sản xuất. Thế nhưng gia đình vẫn rơi vào cảnh “thiếu trước hụt sau” vì cây mía, bắp, mì phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết, giá cả bấp bênh. Tháng 9-2019, huyện Đak Pơ tổ chức cho người dân đăng ký trồng chuối cấy mô và chuối chồi, anh tham gia trồng 1 ha chuối mốc cấy mô. Đây là dự án do Văn phòng Chương trình nông thôn miền núi, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện thực hiện. Dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng DTTS giai đoạn 2016-2020.

 Anh Triệu Văn Lộc (làng Mông, xã Ya Hội) thu hoạch chuối trong vườn. Ảnh: Mộc Trà
Anh Triệu Văn Lộc (làng Mông, xã Ya Hội) thu hoạch chuối trong vườn. Ảnh: Mộc Trà


Tham gia mô hình, anh Lộc được hỗ trợ 100% giống, 70% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và vôi bột. Ngoài ra, anh còn được cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện xuống tận vườn hướng dẫn kỹ thuật; tham dự các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về cây trồng này. “Sau hơn 1 năm xuống giống, cây chuối đã cho thu hoạch. Tuy nhiên sau đó, ảnh hưởng từ cơn bão số 9 đã khiến 30% diện tích chuối của gia đình bị thiệt hại. Đến tháng 3-2021, chuối bắt đầu cho thu hoạch ổn định tới bây giờ. Mỗi ngày, tôi thu về khoảng 150 ngàn đồng từ việc bán hoa, quả và lá chuối. Cùng với nguồn thu nhập từ cây mía và lúa nước, cuộc sống gia đình tôi ngày càng được cải thiện”-anh Lộc chia sẻ.

Tương tự, nhờ tham gia Dự án phát triển thị trường công nghệ tưới tiết kiệm nước do Tổ chức iDE Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai, từ năm 2018 đến nay, kinh tế gia đình ông Đinh Nhoăc (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc) dần ổn định. Ngoài ông Nhoăc, còn có 137 hộ khác trong xã tham gia, mỗi hộ được hỗ trợ hệ thống tưới trị giá 2,5-3 triệu đồng. Một số hộ dân đã chuyển đổi diện tích mì kém hiệu quả sang trồng ớt để áp dụng mô hình. Ông Nhoăc phấn khởi kể: “Vì được hỗ trợ 50% chi phí nên tôi chỉ bỏ ra 6 triệu đồng để đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm, giống, phân và thuốc bảo vệ thực vật cho 1 sào ớt. Năm 2018, tôi thu hoạch được 1,8 tấn ớt. Với giá bán 30 ngàn đồng/kg, gia đình lãi hơn 34 triệu đồng”. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình mang lại, năm 2019, ông Nhoăc quyết định đầu tư thêm hệ thống tưới tiết kiệm cho 2 sào dưa leo; đồng thời, mở đại lý lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước và tuyên truyền, vận động bà con trong làng cùng tham gia. Cuối năm 2019, gia đình ông chính thức thoát khỏi diện hộ nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.

Ngoài ra, nhiều hộ DTTS ở Đak Pơ còn đặt niềm tin thoát nghèo vào chương trình trồng rừng sản xuất. Từ năm 2017 đến nay, làng Đê Chơ Gang (xã Phú An) có 97 hộ dân đăng ký trồng rừng với diện tích 205,3 ha. Vừa tranh thủ phát thực bì cho khu vực rừng trồng của gia đình, chị Đinh Thị Siết vui vẻ cho hay: “Tôi đang trồng 4,5 ha rừng, trong đó có 3,5 ha cây keo và 1,5 ha bạch đàn. Riêng diện tích bạch đàn, chúng tôi đã thu hoạch được 2 lần với trị giá khoảng 100 triệu đồng. Khi tham gia trồng rừng, mỗi gia đình còn được hỗ trợ 7,6 triệu đồng/ha nên bà con ai nấy đều phấn khởi”.

Tập trung chăm lo vùng DTTS

Theo bà Trương Thị Thiên Lý-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ, giai đoạn 2017-2020, đơn vị phối hợp triển khai 3 chương trình, dự án lớn dành riêng cho các làng đồng bào DTTS, gồm: Dự án phát triển thị trường công nghệ tưới tiết kiệm nước nhằm giúp nông dân tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập; Dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất một số loại cây nông nghiệp; Chương trình hỗ trợ bò đực giống nhảy trực tiếp lai cải tạo đàn bò. Sau một thời gian triển khai, những dự án, chương trình này đã đem lại kết quả khả quan, từng bước kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS.

 Bên cạnh hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế, huyện Đak Pơ còn tập trung giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Ảnh: Mộc Trà
Bên cạnh hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế, huyện Đak Pơ còn tập trung giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Ảnh: Mộc Trà
Cuối năm 2020, huyện Đak Pơ còn 252 hộ DTTS nghèo, chiếm 55,02% hộ nghèo toàn huyện. Huyện đặt ra mục tiêu sẽ giảm xuống còn 168 hộ nghèo vào cuối năm 2021.

“Năm 2021, Trung tâm triển khai Dự án phát triển giống heo đen vùng đồng bào DTTS trên địa bàn 6 làng của 3 xã: Ya Hội, Yang Bắc và An Thành với tổng kinh phí 447,5 triệu đồng (Nhà nước hỗ trợ 335 triệu đồng, người dân đối ứng 112,5 triệu đồng). 18 hộ tham gia được hỗ trợ 5 con heo đen giống/hộ, dự kiến triển khai thực hiện vào tháng 9 tới và kéo dài trong 30 tháng. Đây sẽ tiếp tục là bàn đạp giúp bà con DTTS vươn lên thoát nghèo”-bà Lý kỳ vọng.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ-cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ một số mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp bà con sản xuất; chỉ đạo các ban, ngành tăng cường phối hợp với những xã, thị trấn có đông đồng bào DTTS để triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, kêu gọi các ngân hàng trên địa bàn hỗ trợ xây dựng 30 căn nhà cho hộ DTTS; chăm lo về giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường; ưu đãi về tín dụng, vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội cho bà con...

 

 MỘC TRÀ
 

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Anh Trần Minh Tuấn (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) chăm sóc các chậu hoa ngũ sắc của gia đình. Ảnh: Đ.L

Thu nhập khá từ hoa ngũ sắc

(GLO)- Từ những bụi cây ngũ sắc ngoài đồng, người nông dân Gia Lai đã tỉa tót, uốn nắn để chúng thành những chậu bonsai rực rỡ sắc màu đem lại thu nhập khá, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.