Đak Pơ: Nông dân trồng cỏ nuôi bò cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước đây, chị Đinh Thị H’Nghêng (làng Bung Bang Hven, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nuôi bò theo hình thức chăn thả tự nhiên. Hiện nay, diện tích đất trống không còn nhiều nên chị chuyển sang nuôi nhốt. 
Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò, chị dành 1 sào đất để trồng cỏ. Chị chia sẻ: “Nhờ trồng cỏ nên gia đình chủ động được nguồn thức ăn cho bò. Đàn bò phát triển nhanh, chất lượng thịt tốt hơn chăn thả tự nhiên. Thấy nguồn thức ăn được đảm bảo, tôi mua thêm bò về nuôi. Mới đây, tôi bán 2 con được 40 triệu đồng. Số còn lại tôi tiếp tục nuôi để cho sinh sản”.
Tương tự, chị Đinh Thị Bler (làng Jro Dơng, xã Yang Bắc) cũng đã tận dụng 300 m2 đất vườn và các bờ lô đất rẫy để trồng cỏ nuôi bò. “Đến nay, gia đình tôi có 5 con bò. Thời gian tới, tôi sẽ chuyển đổi một số diện tích đất trồng mì sang trồng cỏ để mở rộng chăn nuôi”-chị Bler nói.
Chị H’Nghêng đã cải thiện được thu nhập nhờ trồng cỏ chăn nuôi bò. Ảnh: Nhật Hào
Chị H’Nghêng đã cải thiện được thu nhập nhờ trồng cỏ chăn nuôi bò. Ảnh: Nhật Hào
Ông Đinh Hvư-Phó Chủ tịch UBND xã Yang Bắc-cho biết: “Trong những năm qua, xã vận động người dân tận dụng đất đồi, đất ven đường đi, chuyển đổi những diện tích hoa màu kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò. Diện tích trồng cỏ của xã tăng lên đến 39 ha, gồm các giống cỏ VA06, cỏ voi. Đến nay, đàn bò của xã tăng lên 2.881 con, trong đó có 2.162 con bò lai”.
Phong trào trồng cỏ nuôi bò cũng được nhân rộng tại xã Tân An. Chủ tịch UBND xã Lê Kim Ngọc cho hay: “Người dân tận dụng quỹ đất sản xuất bị bạc màu hoặc cải tạo vườn tạp để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò. Tổng diện tích trồng cỏ của xã hiện nay là 69 ha. Ngoài trồng cỏ, các phụ phẩm nông nghiệp cũng được người dân tận dụng nhằm giảm chi phí chăn nuôi. Đến nay, đàn bò của xã lên đến 2.946 con, trong đó, bò lai chiếm 97,1%. Nhờ nguồn thu nhập từ chăn nuôi bò, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo”.
Trao đổi với P.V, bà Trương Thị Thiên Lý-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đak Pơ-cho biết: “Đến nay, diện tích trồng cỏ toàn huyện là 562 ha, đàn bò gần 16.000 con, trong đó, bò lai chiếm 88,5%. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục vận động người dân tận dụng đất đồi, đất ven đường đi, chuyển đổi những diện tích trồng màu kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi”.
NHẬT HÀO - TUYẾT MAI

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.