Đak Pơ: Nắng hạn đe dọa vụ mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nắng nóng kéo dài trong thời gian qua gây hạn hán khiến việc sản xuất vụ mùa của nông dân huyện Đak Pơ, Gia Lai đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại, người dân nơi đây đang mong mưa từng ngày để kịp xuống giống nốt diện tích cây trồng vụ mùa 2019.
Sinh sống ở xã Hà Tam từ năm 1975 đến nay, ông Ngô Cự Lai (thôn 5) cho biết chưa bao giờ thấy tình trạng khô hạn kéo dài như trong thời gian qua. Nắng nóng kéo dài nhiều tháng liền khiến nông dân nơi đây không thể gieo sạ lúa nước vụ mùa vì sợ thiếu nước. Theo ông Lai, những năm trước, thường qua mùng 5 tháng 5 Âm lịch thì 3 sào đất lúa 2 vụ của gia đình đã gieo sạ xong. Còn năm nay, dù đất đã làm xong nhưng đành bỏ hoang vì không đảm bảo nguồn nước tưới. “Nắng hạn kéo dài còn khiến 2 ha mía của gia đình tôi sinh trưởng, phát triển kém. Tầm này mọi năm, cây mía đã vươn lên được 6-7 lóng nhưng năm nay mới có 2-3 lóng. Chỉ còn khoảng 3 tháng nữa là bắt đầu thu hoạch mía, nhưng với tình cảnh hiện nay rất khó có mía nguyên liệu để bán cho nhà máy. Ngoài ra, 7 sào mì của gia đình cũng ra củ kém do nắng hạn kéo dài”-ông Lai buồn rầu nói.
 Mực nước ở hồ Hà Tam đã xuống rất thấp. Ảnh: N.D
Mực nước ở hồ Hà Tam đã xuống rất thấp. Ảnh: N.D
Ông Nguyễn Công Thư-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tam-cho hay: Tới thời điểm này, trên địa bàn xã có khoảng 500 ha cây trồng gồm: mía, mì, đậu, bắp… bị ảnh hưởng do hạn hán. Các con suối trên địa bàn hiện đều đã khô cạn, hệ thống nước sinh hoạt tự chảy làng Hway có thời điểm cạn kiệt. May nhờ có những cơn mưa do ảnh hưởng cơn bão số 3 vừa rồi nên đã giải quyết được phần nào nguồn nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là việc sản xuất trên cánh đồng Hà Tam. Những năm trước, 26,5 ha lúa nước 2 vụ trên cánh đồng này đều dựa vào nguồn nước từ hồ Hà Tam. Nhưng năm nay, bà con vẫn chưa thể xuống giống chưa vì lượng nước trong hồ gần cạn kiệt. Vì vậy, toàn xã mới chỉ xuống giống được 9/71 ha lúa vụ mùa theo kế hoạch. “Chưa có năm nào nắng hạn kéo dài như năm nay nên UBND xã đã định hướng người dân chủ động chuyển sang trồng một số loại cây cần ít nước nhằm giảm thiệt hại. Điều lo lắng nhất của nông dân trên địa bàn là hiện nay khoảng 1.000 ha mía đang có nguy cơ giảm năng suất do khô hạn”-ông Thư chia sẻ.
Theo kế hoạch, vụ mùa 2019, huyện Đak Pơ sẽ gieo trồng 16.351 ha cây trồng các loại nhưng đến nay mới xuống giống được hơn 14.009 ha, đạt 85,6% kế hoạch. Riêng lúa nước 2 vụ theo kế hoạch là 489 ha nhưng hiện mới xuống giống được 331,2 ha, lúa 1 vụ 558 ha mới chỉ xuống giống được 196,9 ha… Đặc biệt, nắng nóng kéo dài khiến mực nước tại các công trình thủy lợi và suối trên địa bàn huyện khô cạn khiến việc xuống giống cây trồng vụ mùa của nông dân gặp nhiều khó khăn. Do đó, kế hoạch gieo trồng vụ mùa 2019 của huyện có nguy cơ khó đạt nếu trong thời gian tới trên địa bàn không có mưa.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-cho hay: Trước tình hình thời tiết đang diễn biến khó lường, Phòng khuyến cáo người dân chỉ sản xuất ở những khu vực đảm bảo nguồn nước, chuyển đổi cây trồng phù hợp. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng đã có công văn yêu cầu các xã, thị trấn kiểm tra, đánh giá thiệt hại cây trồng do nắng hạn gây ra để có giải pháp hỗ trợ người dân.
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null