Đak Pơ hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thông qua các hình thức hỗ trợ, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tạo điều kiện cho hàng trăm phụ nữ tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, khởi nghiệp thành công.
Trước đây, vợ chồng chị Lê Thị Liên (tổ 1, thị trấn Đak Pơ) không nghề nghiệp, ruộng rẫy, thậm chí chỗ ở cũng không có. Năm 2009, thông qua sự giới thiệu của Chi hội Phụ nữ thị trấn, chị vay 30 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để nuôi ong lấy mật. Ban đầu, gia đình nuôi 50 thùng ong. Sau đó, chị nhân rộng lên hơn 400 thùng, mang về thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Từ nguồn thu nhập này, chị mua gần 2 ha đất sản xuất, xây nhà và nuôi 3 con ăn học. 
Năm 2018, chị Đinh Thị Dvơr (làng Jun, xã Yang Bắc) vay 4 triệu đồng từ nguồn quỹ tiết kiệm của Chi hội Phụ nữ làng Jun để đầu tư trồng ớt và cải bẹ. Liên tiếp trúng mùa được giá cộng với tiền tích góp, cuối năm 2019, chị Dvơr xây được ngôi nhà kiên cố và mua 2 con bò sinh sản. Đến nay, đàn bò phát triển lên 5 con, thu nhập của gia đình hơn 100 triệu đồng/năm. Chị phấn khởi nói: “Nếu không mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất thì bây giờ gia đình vẫn nghèo. Tôi sẽ duy trì mô hình trồng rau, phát triển chăn nuôi để nâng cao thu nhập”.
Chị Lê Thị Liên (tổ 1, thị trấn Đak Pơ) nuôi ong lấy mật cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Ngọc Minh
Chị Lê Thị Liên (tổ 1, thị trấn Đak Pơ) nuôi ong lấy mật cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Ngọc Minh
Thông qua kênh của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Tân An, giữa năm 2021, chị Dương Tường Vi (thôn Tân Phong) đã vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đầu tư mua máy móc để sản xuất trà hoa ngũ cốc, trà đinh lăng, kim chi cải thảo, hoa quả sấy và kinh doanh gạo. Sau khi được người thân, bạn bè tin dùng, chị mạnh dạn trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ do huyện Kông Chro tổ chức và nhận được phản hồi tích cực. Từ đó, chị mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng sản phẩm. Hiện các sản phẩm được bày bán ở một số cửa hàng tạp hóa tại các huyện, thị xã khu vực phía Đông tỉnh và trên trang Facebook cá nhân. “Sắp tới, tôi được Hội LHPN xã hỗ trợ làm các thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh, đăng ký sản phẩm OCOP. Khi ấy, sản phẩm bán được nhiều, doanh thu sẽ cao hơn”-chị Vi bày tỏ.
Chị Bùi Thị Hồng Thắm-Chủ tịch Hội LHPN xã Tân An-cho biết: “Thời gian qua, Hội LHPN xã hướng dẫn chị em xây dựng ý tưởng khởi nghiệp phù hợp với tình hình kinh tế gia đình và địa phương. Hàng năm, Hội hỗ trợ 5 chị em có ý tưởng khởi nghiệp khả thi. Cùng với hỗ trợ hội viên tiếp cận nguồn vốn, chúng tôi còn giúp chị em làm các thủ tục liên quan đến sản xuất, kinh doanh để hoạt động được thuận lợi hơn”.
Chị Dương Tường Vi (thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ) bên những sản phẩm, từ ý tưởng khởi nghiệp. Ảnh: Ngọc Minh
Chị Dương Tường Vi (thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ) bên những sản phẩm từ ý tưởng khởi nghiệp. Ảnh: Ngọc Minh
Thời gian qua, Hội Phụ nữ các cấp phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện để giải ngân nguồn vốn. Đến nay, toàn huyện có 1.895 hộ vay với tổng dư nợ gần 74 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thông qua Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã có 382 hội viên vay với số tiền hơn 4 tỷ đồng. Triển khai thực hiện “Quỹ đồng hành cùng phụ nữ nghèo”, năm 2021, các cấp Hội đã vận động hội viên, Mạnh Thường Quân đóng góp hơn 103 triệu đồng để hỗ trợ sinh kế cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện mở 5 lớp đào tạo nghề cho 139 hội viên phụ nữ.
Theo Chủ tịch Hội LHPN huyện Nguyễn Thị Liên, thực hiện đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, những năm qua, Hội LHPN huyện chỉ đạo các Hội cơ sở hướng dẫn hội viên phụ nữ xây dựng ý tưởng kinh doanh kế hoạch khởi nghiệp. Năm 2021, toàn huyện có 13 ý tưởng khởi nghiệp có tính khả thi cao, trong đó có 3 ý tưởng được chọn tham gia cấp tỉnh. “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các đơn vị, ngành chức năng tăng cường hỗ trợ hội viên phụ nữ trong việc tiếp cận nguồn vốn, nâng cao kỹ năng sản xuất kinh doanh, trong đó tập trung hỗ trợ những chị em xây dựng ý tưởng khởi nghiệp. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, tiếp tục hỗ trợ các hội viên phụ nữ trước đó triển khai ý tưởng khởi nghiệp, để hoạt động sản xuất kinh doanh của chị em đạt hiệu quả hơn”-bà Liên thông tin.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.