Đăk Nông: Nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Đăk Nông phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện, thị xã triển khai mô hình nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh học với quy mô 3.200 con gà, có 32 hộ tham gia, trong đó 2 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Các hộ được hỗ trợ 100% kinh phí giống và vật tư.


 

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)



Sau 3 tháng nuôi, trọng lượng gà xuất chuồng bình quân 1,9kg/con, tỷ lệ sống trung bình 95%, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận trung bình 26.100 đồng/con. Qua kết quả mô hình cho thấy nông dân đã tiếp thu và áp dụng tốt quy trình kỹ thuật, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

Theo chị H’Yơi, bon N’Doh, xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong chia sẻ: "Lần đầu tiên tham gia làm mô hình tôi thấy giống gà dễ nuôi, nhanh lớn. Được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tận tình tôi đã biết cách úm gà, phòng bệnh bằng vắc xin, xử lý chuồng nuôi, cách làm đệm lót sinh học... Trong suốt quá trình nuôi, gà khỏe mạnh, không có dịch bệnh xảy ra".

Anh Phạm Văn Thịnh, khuyến nông viên xã Quảng Sơn cho biết, trong quá trình triển khai các hộ áp dụng tốt quy trình nuôi, do dó mô hình rất thành công. Hi vọng trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai nhân rộng mô hình để bà con được tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật mới, từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.

Nguyễn Thị Khánh (nongnghiep)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.