Đak Lak: Tạm dừng lập quy hoạch phát triển cây mắc ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Đak Lak có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xét tạm dừng lập quy hoạch phát triển cây mắc ca tỉnh Đak Lak đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

 Hiện nay diện tích cây mắc ca chiếm khoảng khoảng 2.266 ha. Ảnh: Bá Thăng
Hiện nay diện tích cây mắc ca chiếm khoảng khoảng 2.266 ha. Ảnh: Bá Thăng

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ quy hoạch phát triển cây mắc ca được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1134/QĐ-BNN-TCLN ngày 5-4-2016 để thực hiện. Việc lập quy hoạch phát triển cây mắc ca tỉnh Đak Lak đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh xem xét, giải quyết sau.

Được biết,  hiện nay Tây Nguyên có khoảng 2.266 ha cây mắc ca, chiếm hơn 64% diện tích cây mắc ca của cả nước. Diện tích cây mắc ca tập trung chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng chiếm 44,04%, Đak Nông chiếm 35,30%, kế đến là tỉnh Đak Lak… Mắc ca là loại cây mới được đưa vào trồng thử nghiệm ở Tây Nguyên, bước đầu cho thấy cây có thể sinh trưởng phát triển được ở một số vùng sinh thái, nhất là những vùng có khí hậu lạnh. Sau 5 đến 7 năm trồng, cây mắc ca đã cho năng suất, nên có triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia đây là loài cây mới nên cần phải đánh giá kỹ trước khi phổ biến rộng rãi. Công tác chọn giống, quy hoạch vùng trồng cho cây mắc ca cần gắn với các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản xuất có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho người trồng. 

Bá Thăng

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null