Đak Dwe ngày mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nhờ triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, đời sống của dân làng Đak Dwe (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) đã thay đổi từng ngày.

Làng Đak Dwe hiện có 34 hộ với hơn 160 khẩu; 100% là người Bahnar. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và các ngành, đoàn thể địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm; tạo điều kiện để bà con được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi cũng như các nguồn hỗ trợ về cây giống, con giống; đồng thời, cử cán bộ thường xuyên bám làng để hướng dẫn người dân thay đổi phương thức sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Hồ Thị Minh Thư-Chủ tịch UBND xã Đak Ta Ley-cho biết: “Trước đây, đời sống của bà con làng Đak Dwe rất khó khăn, gần 100% hộ nghèo. Đến thời điểm này, người dân không còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế; đưa các loại cây-con giống phù hợp vào sản xuất góp phần nâng cao thu nhập”.

Thời gian qua, làng Đak Dwe được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, lắp đặt hệ thống điện, xây dựng trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng. Bên cạnh đó, bà con còn được các cơ quan, ban ngành hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tập huấn, hướng dẫn cách trồng trọt, chăn nuôi.

Đến nay, làng có 8 hộ trồng cà phê trên diện tích hơn 3 ha. Một số hộ dân trồng bạch đàn, keo và chăn nuôi bò, heo, gà để nâng cao thu nhập. Đặc biệt, bà con đã có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải, trồng cây xanh, góp phần tạo cảnh quan thêm xanh-sạch-đẹp.

Các tuyến đường làng Đak Dwe được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Ảnh: K.P

Các tuyến đường làng Đak Dwe được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp. Ảnh: K.P

Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Sâm bộc bạch: “Những năm trước, đường làng chủ yếu là đường đất, nhỏ hẹp khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, hầu hết các tuyến đường trong làng đã bê tông hóa, lưu thông thuận lợi hơn rất nhiều.

Năm 2017, tôi được Chi hội Nông dân tín chấp cho vay vốn ưu đãi 20 triệu đồng để mua bò sinh sản về nuôi. Nhờ đó, gia đình có điều kiện phát triển kinh tế. Đàn bò của gia đình hiện có 7 con. Vừa rồi, tôi bán bớt 2 con bò để có tiền sửa lại căn nhà. Giờ đây, gia đình tôi không còn thiếu ăn như trước nữa”.

Còn chị Đenh thì cho hay: “Mới đây, gia đình tôi được Ủy ban MTTQ Việt Nam xã trao tặng 2 con heo giống để tạo sinh kế. Tôi sẽ cố gắng chăm sóc thật tốt để heo ngày càng phát triển, giúp gia đình từng bước vươn lên trong cuộc sống”.

Anh Mứt-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Đak Dwe-cho biết: “Nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước mà đời sống của bà con ổn định hơn trước rất nhiều. Bộ mặt nông thôn cũng từng bước khởi sắc. Hiện làng còn 25 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo.

Chi bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn bà con đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng làng nông thôn mới để cuộc sống ngày càng khởi sắc hơn”.

Có thể bạn quan tâm

Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.