Emagazine

E-magazine Sức bật từ các chương trình mục tiêu quốc gia



Đang tất bật sắp xếp đồ dùng sinh hoạt của gia đình cho ngăn nắp, bà Đinh Thị Planh (làng Sơ Rơn, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) dừng tay khoe với chúng tôi, năm nay, gia đình được đón xuân trong căn nhà mới. Trước đó, căn nhà nhỏ đã xuống cấp nhưng vì kinh tế khó khăn nên không có tiền sửa chữa.



Không riêng gia đình bà Planh, huyện Kông Chro có 649 hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với kinh phí dự kiến hơn 40,6 tỷ đồng. Riêng năm 2023, huyện đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa 357 căn nhà. Năm 2024, địa phương này tiếp tục triển khai xây dựng, sửa chữa 292 căn nhà còn lại giúp hộ nghèo, cận nghèo an cư, lạc nghiệp.

Theo ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro: Từ nguồn vốn 163 tỷ đồng được bố trí thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023, huyện đã tập trung xây dựng 24 dự án phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn 14 xã, thị trấn; triển khai 14 dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, nhà ở, đào tạo nghề cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. “Các chương trình, dự án đã mang lại hiệu quả bước đầu. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ nhà ở đã giúp hộ nghèo, cận nghèo có nơi ở an toàn. Đến nay, toàn huyện còn 4.336 hộ nghèo (chiếm 33,78%), giảm 697 hộ so với năm 2022, trong đó có 647 hộ dân tộc thiểu số (DTTS)”-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro thông tin.



Ra thăm ruộng lúa trên con đường bê tông phẳng lì, ông Kpă Lôr (buôn Ia Sóa, xã Krông Năng, huyện Krông Pa) cảm nhận được buôn làng mình đang đổi thay từng ngày. Theo ông Lôr, từ khi đường nội làng, đường đến khu sản xuất được quan tâm đầu tư đồng bộ, người dân rất thuận lợi trong phát triển sản xuất. Ông cho biết: Năm 2022, huyện đầu tư làm con đường giao thông nội đồng có chiều dài hơn 1 km với kinh phí 1,4 tỷ đồng. Năm 2023, một tuyến đường khác vào khu sản xuất tập trung của người dân buôn Sóa tiếp tục được huyện bố trí hơn 1,6 tỷ đồng để hoàn thiện. “Từ ngày có các con đường bê tông mới, bà con rất phấn khởi. Giờ đường bê tông đã nối từ xã đến buôn, đến các khu sản xuất, không những giúp đi lại thuận tiện mà việc vận chuyển nông sản của bà con cũng đỡ vất vả hơn. Từ đó, bà con chủ động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình”-ông Lôr chia sẻ.



Nói về nguồn trợ lực cho vùng “chảo lửa” Krông Pa, ông Nguyễn Tiến Đãng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: Thông qua nguồn vốn sự nghiệp hơn 96,5 tỷ đồng của năm 2022 và 2023 từ các chương trình MTQG, huyện chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên xây dựng các công trình giao thông nông thôn; cứng hóa đường liên xã; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo...



Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Hướng đến mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2025, huyện Kbang xác định rõ các tiêu chí khó nhằm nỗ lực hoàn thành để tạo động lực cho các tiêu chí khác. Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Thanh Sơn thông tin: Huyện đã gửi thư kêu gọi doanh nghiệp, đồng thời huy động cán bộ, công chức, viên chức đóng góp kinh phí để hỗ trợ hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở. Đến cuối năm 2021, tổng kinh phí huy động được hơn 4,3 tỷ đồng, giúp xây dựng 150 căn nhà, sửa chữa 105 nhà. Nhờ đó, đến nay, toàn huyện cơ bản đã xóa được nhà tạm, tỷ lệ hộ có nhà đạt chuẩn theo quy định đạt trên 70%. “Huyện cũng đã tranh thủ nguồn kinh phí hơn 94,7 tỷ đồng từ chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được phân bổ năm 2023 để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu theo yêu cầu của tiêu chí. Chúng tôi còn huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện”-ông Sơn cho hay.



Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2023, tỉnh vẫn có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 96. Bên cạnh đó, tỉnh hoàn thành mục tiêu có thêm 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (hiện có 131 thôn, làng đạt chuẩn, trong đó có 110 thôn, làng đồng bào DTTS).

Cùng với đó, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cũng tích cực triển khai thực hiện Dự án “Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi”. Công tác đào tạo nghề được triển khai xuống tận thôn, làng phù hợp với yêu cầu nguyện vọng và phong tục tập quán của người dân. Đặc biệt, các ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ nên các dự án đã bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Ông Trần Thanh Hải-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: “Năm 2023, số lao động được giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh ước đạt 26.580 người, tăng 1,22% so với năm 2022. Toàn tỉnh còn 31.502 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,11%. Tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2024 kéo giảm tỷ lệ này xuống còn 6,11%”.



Trao đổi xung quanh việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, ông Kpă Đô-Trưởng ban Dân tộc tỉnh-khái quát: Tổng vốn ngân sách nhà nước phân bổ trong năm 2022 và 2023 là trên 1.533 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển gần 774,3 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 759,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, do gặp một số khó khăn, vướng mắc nên đến giữa tháng 12-2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển chỉ đạt 34,43%, vốn sự nghiệp chỉ đạt 12,1%. “Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan đã có thông tư sửa đổi, bổ sung để hướng dẫn tháo gỡ một số tồn tại. Còn một số khó khăn đang được các sở, ngành, địa phương tiếp tục đề xuất giải pháp giải quyết cũng như hoàn thiện hồ sơ, thủ tục nhằm đẩy mạnh giải ngân trong thời gian tới”-Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho hay.



Tại cuộc họp đánh giá việc triển khai 3 chương trình MTQG trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long đã đề nghị các chủ chương trình (Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh) tiếp tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện từng chương trình của các sở, ban, ngành, địa phương theo quy định để kịp thời hướng dẫn, xử lý các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền. Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các cơ quan chuyên môn trực thuộc và UBND các xã, phường, thị trấn trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn; rà soát danh mục các dự án đầu tư, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để tập trung thực hiện, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, rủi ro.


Có thể bạn quan tâm

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Pleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

E-magazinePleiku sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa-Du lịch 2024

(GLO)- Từ ngày 15 đến 17-11, TP. Pleiku tổ chức Ngày hội Văn hóa-Du lịch năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật về tài nguyên du lịch, ẩm thực của phố núi, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng.

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.