Đak Đoa tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trữ lượng các loại tài nguyên khoáng sản như cát, đá… không nhiều và phong phú như một số địa phương khác, song để không bị thất thoát bởi tình trạng  khai thác trái phép, thời gian qua, các ngành chức năng huyện Đak Đoa đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm hạn chế tối đa tình trạng vi phạm về khai thác khoáng sản.

Trên địa bàn huyện Đak Đoa không có các con sông lớn mà chủ yếu là hệ thống suối chạy dọc các xã: Hà Bầu, Đak Sơ Mei, Đak Krong, Kon Gang  và Hải Yang. Mỗi mùa mưa lũ, cát sỏi lại dồn về những ruộng lúa dọc suối hoặc trôi về cuối nguồn nằm ở các địa phương khác. Vì vậy, trữ lượng cát của huyện không đáng kể. Cũng vì cát ít nên tình trạng lén lút khai thác chủ yếu ở dạng nhỏ, lẻ và không ít lần bị lực lượng chức năng các xã phát hiện và xử lý.

 

Khai thác đá môi côi trên đồng ruộng. Ảnh: N.D
Khai thác đá môi côi trên đồng ruộng. Ảnh: N.D

Ông Hà Văn Kiên-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Krong, cho hay: Những năm trước mưa nhiều, nước đổ về mang một lượng cát chảy vào ruộng lúa của bà con dọc suối, nhưng không đáng kể. Phần lớn cát trôi  về phía cuối nguồn. Năm nay, lượng  cát đổ về rất ít. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của huyện,  các thôn, làng trên địa bàn xã đều có các tổ tự quản thường xuyên đi dọc suối lớn để kiểm tra, nếu phát hiện sẽ báo về xã để cử lực lượng Công an, công chức địa chính-xây dựng phối hợp xử lý, yêu cầu người dân không được khai thác. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã chưa phát hiện vụ vi phạm nào về khai thác cát.

Để ngăn chặn việc khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản, các ngành chức năng của huyện Đak Đoa đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt. Mới đây, UBND huyện đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với ông Lương Văn Tam và ông Nguyễn Hoài Tân (cùng ở xã Ia Băng, huyện Đak Đoa). Theo đó, mỗi người bị phạt 10 triệu đồng vì khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhưng không có giấy phép. Đồng thời, tịch thu toàn bộ số khoáng sản đã khai thác trái phép và buộc phải san lấp trả lại mặt bằng, cải tạo phục hồi môi trường khu vực đã khai thác.

Ông Nguyễn Văn Thịnh-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Băng, cho biết: Trên địa bàn xã chủ yếu là đá mồ côi nằm dưới chân ruộng lúa. Một số hộ mua để lấy đá sau đó trả lại mặt bằng cho người dân sản xuất. Lực lượng của xã phát hiện lập biên bản báo cáo với cấp trên về 2 trường hợp vi phạm. Đây là lần đầu tiên trên địa bàn xã xảy ra việc này.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa, cho hay: Huyện chỉ có mỏ cát xã Hnol được cấp phép khai thác, nhưng do không có dòng chảy, đường vận chuyển khó nên trữ lượng không nhiều. Đặc biệt, do nguồn cát tại đây không được sạch nên rất ít người mua. Một số xã phía Bắc huyện lượng cát chủ yếu ở các con suối nhỏ, bà con tận dụng làm đường giao thông nông thôn. Để bảo vệ tài nguyên khoáng sản, UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo các xã tăng cường công tác kiểm tra. Các ngành chức năng của huyện như Tài nguyên và Môi trường; Quản lý Thị trường và Công an xây dựng kế hoạch kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Ngoài ra, các xã còn xây dựng quy chế phối hợp giữa các xã giáp ranh để ngăn chặn các đối tượng lén lút khai thác cát gây sạt lở. Huyện cũng đã làm việc với các sở, ngành liên quan xin tận thu đá trên ruộng và cát để xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, các ngành chức năng của huyện tăng cường công tác kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ, nếu phát hiện vi phạm sẽ bàn giao cho xã xử lý.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

Gia Lai diễn tập chữa cháy rừng cấp tỉnh năm 2024

(GLO)- Sáng 20-12, tại Tiểu khu 392 thuộc Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới (phường Chi Lăng, TP. Pleiku), Chi cục Kiểm lâm Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện và các chủ rừng diễn tập chữa cháy rừng năm 2024.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

Năm 2025 Gia Lai phấn đấu thu ngân sách 6.435 tỷ đồng

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 440/NQ-HĐND về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu-chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2025.