Đak Đoa gặp khó trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nhiều xã của huyện Đak Đoa đang gặp không ít khó khăn, thách thức khi áp dụng Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025.

Ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 có nhiều chỉ tiêu cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Vì vậy, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gặp không ít khó khăn. Qua rà soát, các xã chưa đạt chuẩn hoặc đã “về đích” NTM đều bị rớt tiêu chí.

dak-doa-gap-kho-trong-xay-dung-nong-thon-moi-bg.jpg
Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa Bùi Thanh Bình (bìa trái) trao quyết định của UBND tỉnh công nhận xã Ia Băng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ảnh: Đ.Y

Sau 10 năm được công nhận đạt chuẩn NTM, xã Nam Yang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để hướng đến xã NTM nâng cao trong năm 2024. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND xã Lê Kim Nam, sau khi đối chiếu với Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025, Nam Yang chỉ duy trì đạt chuẩn 17/19 tiêu chí; 2 tiêu chí rớt chuẩn là quy hoạch và trường học.

Theo bộ tiêu chí xã NTM nâng cao, Nam Yang cũng chỉ đạt 12/19 tiêu chí; 7 tiêu chí chưa đạt gồm: quy hoạch, giáo dục, lao động, y tế, hành chính công, chất lượng môi trường sống, quốc phòng và an ninh.

Cách đây 10 năm, xã Tân Bình cũng đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Theo kế hoạch, Tân Bình phấn đấu trở thành xã NTM nâng cao vào năm 2025. Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Phương-Phó Chủ tịch UBND xã: Qua đối chiếu với Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh, xã chỉ đạt 17/19 tiêu chí; 2 tiêu chí chưa đạt gồm: trường học, xây dựng hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

Mặc dù vừa mới công bố quyết định đạt chuẩn NTM năm 2023 nhưng xã Ia Băng cũng còn “nợ” tiêu chí trường học. Phó Chủ tịch UBND xã Trần Văn Hùng cho hay: Vì thiếu nguồn vốn đầu tư nên cơ sở vật chất nhiều trường học chưa đạt chuẩn. “Chúng tôi rất mong tỉnh, huyện đầu tư vốn để gỡ khó cho xã, hướng tới xây dựng xã NTM nâng cao”-ông Hùng thông tin.

2y.jpg
Xã Nam Yang nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao. Ảnh: Đinh Yến

Đến nay, huyện Đak Đoa có 9 xã đạt chuẩn NTM gồm: Nam Yang, Tân Bình, Kdang, Hải Yang, Hneng, Hà Bầu, Đak Krong, Glar và Ia Băng. Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Hiện nay, việc giữ vững các tiêu chí NTM đã đạt vẫn đang là nhiệm vụ khó khăn đối với nhiều xã. Bởi việc được công nhận đạt chuẩn mới chỉ là bước khởi đầu trong thực hiện mục tiêu xây dựng NTM.

Huyện đã chỉ đạo các xã tham mưu cơ chế, chính sách để tổ chức triển khai chương trình xây dựng NTM bảo đảm theo quy định của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Ngoài ra, những tiêu chí khó đạt như: trường học, cơ sở vật chất văn hóa cần có sự hỗ trợ của cấp trên bởi huyện không thể đảm bảo được nguồn kinh phí. Một số tiêu chí khác cũng khó đạt khi triển khai xây dựng NTM nâng cao như: y tế, lao động, môi trường… Do đó, cần có sự quyết tâm cao cũng như sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân.

Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh: Chương trình xây dựng NTM có khởi đầu nhưng không có kết thúc bởi các tiêu chí liên tục được nâng cao theo thời gian.

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tập trung thực hiện 2 khâu đột phá gồm: xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, an toàn, sạch; huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các doanh nghiệp, người dân… để triển khai các tiêu chí NTM nâng cao đạt kết quả.

Có thể bạn quan tâm

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.