Đak Đoa đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ của năm 2024. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bùi Thanh Bình và các phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ của năm 2024 do UBND huyện Đak Đoa tổ chức. Ảnh Thanh Nhật
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ của năm 2024 do UBND huyện Đak Đoa tổ chức. Ảnh Thanh Nhật

Theo đánh giá tại hội nghị, năm 2023 kinh tế-xã hội của huyện tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Tổng diện tích cây trồng 50.445ha, đạt 100,8% kế hoạch. Toàn huyện đã chuyển đổi 20 ha đất lúa kém hiệu quả, không ổn định nguồn nước tưới sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế, tái canh 344 ha cà phê, đạt 114,8% kế hoạch; có khoảng 13.372ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, đã được cấp 18 mã số vùng trồng và 4 mã số cơ sở đóng gói. Toàn huyện có 26 trang trại chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm hơn 313.470 con, tiêm phòng 5.400 liều vắc xin và phun 1.200 lít hóa chất để phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi…

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, bảo vệ rừng được tăng cường. Quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường được huyện quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Thu hút đầu tư vào huyện tiếp tục có chuyển biến tích cực. Đến nay, toàn huyện có 8 dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, 25 dự án được các nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu, khảo sát, đề xuất thực hiện; rà soát, đề xuất bổ sung danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn huyện đối với 4 dự án.

Tổng thu ngân sách huyện theo phân cấp ước thực hiện hơn 69 tỷ đồng, đạt 108% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao. Xây dựng cơ bản đã triển khai 109 công trình (trong đó có 63 công trình khởi công mới), ước khối lượng thực hiện đạt hơn 150 tỷ đồng, giải ngân đạt khoảng 85% kế hoạch.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tổng nguồn lực huy động ước thực hiện năm 2023 hơn 119 tỷ đồng. Tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 gần 73 tỷ đồng. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, UBND huyện phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện năm 2023 gần 8,5 tỷ đồng.

Lãnh đạo các ngành tham gia ý kiến tại hội nghị. Ảnh Thanh Nhật
Lãnh đạo các ngành tham gia ý kiến tại hội nghị. Ảnh Thanh Nhật

Mặt khác, huyện chủ động nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, có 3.190 lao động được tạo việc làm, đạt 212,7% kế hoạch. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 8,26%, và hộ cận nghèo 8,61%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90,76%, đạt 100% kế hoạch và bằng 103,1% so với năm 2022.

Hội nghị đã chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế, cũng như xác định các nhiệm vụ trọng tâm triển khai thực hiện năm 2024.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND huyện Bùi Thanh Bình lưu ý: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành nghiêm quy chế làm việc của UBND huyện. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, đề xuất giải quyết, xử lý công việc theo quy định. Tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tiếp tục kêu gọi đầu tư, tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư và các nhà đầu tư hiện đang nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đề xuất đầu tư vào Cụm công nghiệp huyện và các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tuyến Quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn huyện Đak Đoa sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư vào huyện. Ảnh Thanh Nhật
Tuyến Quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn huyện Đak Đoa sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư vào huyện. Ảnh Thanh Nhật

Tập trung công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án khởi công năm 2024. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản. Triển khai các quy hoạch đã được phê duyệt; hoàn thành công tác lập quy hoạch chung xây dựng các xã đến năm 2035 và quy hoạch xây dựng vùng huyện Đak Đoa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, xây dựng nhà ở tư nhân. Triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVII về xây dựng thị trấn Đak Đoa đạt các tiêu chí đô thị loại IV.

Tăng cường công tác quản lý đất đai, giải quyết, xử lý dứt điểm các các vụ tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai. Thực hiện có hiệu quả, đúng quy định quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, khẩn trương hoàn thành các thủ tục để trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024. Đôn đốc, hướng dẫn Nhân dân chăm sóc tốt diện tích rừng trồng qua các năm, đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch giao rừng gắn với giao đất và triển khai tốt công tác trồng rừng năm 2024.

Thực hiện các chính sách dân tộc, các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, giải quyết việc làm cho người lao động, kế hoạch giảm nghèo. Nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho Nhân dân. Chủ động triển khai tốt công tác phòng chống dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là trong dịp lễ, Tết. Triển khai các điều kiện phục vụ Nhân dân đón năm mới 2024, Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội...

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.