Đak Đoa: 1 người tử vong sau khi bị chó cắn, 11 người khác phơi nhiễm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai cho biết ngày 8/8 ghi nhận thêm 1 ca tử vong do bệnh dại ở huyện Đak Đoa, nâng số ca tử vong do bệnh dại từ đầu năm 2024 đến nay lên 5 trường hợp.

Trường hợp tử vong là anh Dêm (SN 1973, thôn O Đất, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa). Theo lời khai của người nhà anh Dêm, vào đầu tháng 7-2024, anh bị chó của gia đình cắn. Khi bị chó cắn, anh Dêm không đến Trạm Y tế xã để xử lý vết thương hay khai báo vì thế Trạm Y tế không nắm được thông tin. Bệnh nhân cũng không đi tiêm huyết thanh kháng Dại hoặc vắc xin phòng bệnh Dại.

Khi bị chó cắn, anh Dêm không đi tiêm huyết thanh kháng Dại hoặc vắc xin phòng bệnh Dại và tử vong sau đó. Ảnh: Như Nguyện

Khi bị chó cắn, anh Dêm không đi tiêm huyết thanh kháng Dại hoặc vắc xin phòng bệnh Dại và tử vong sau đó. Ảnh: Như Nguyện

Con chó cắn anh Dêm không cắn thêm người khác, con chó không được tiêm vắc xin phòng Dại. Ngay sau khi cắn anh Dêm thì người nhà đập chết con chó, làm thịt để ăn.

Đến ngày 7-8, anh Dêm có triệu chứng sốt, sợ nước, sợ gió, tinh thần hoảng loạn, đau nhức khắp cơ thể được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai để cấp cứu và điều trị. Bệnh nhân nhập vào Khoa Bệnh nhiệt đới trong tình trạng tỉnh, mệt, đau họng, không nuốt được, sốt cao (39oC), sợ nước, sợ gió, sợ tiếng ồn.

Qua thăm khám, các bác sĩ đã tư vấn về tình trạng của bệnh nhân, người nhà sau đó xin đưa bệnh nhân về nhà tại thôn O Đất (xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) để tiện chăm sóc. Chẩn đoán ra viện: Bệnh Dại lên cơn. Sáng 8-8, bệnh nhân tử vong.

Qua điều tra, xác minh, có tổng số 11 người phơi nhiễm; trong đó 2 người nguy cơ rất cao do trực tiếp làm thịt chó, 9 người tiếp xúc với trường hợp tử vong do Dại. Hiện tại, các trường hợp phơi nhiễm tình trạng sức khỏe ổn định, chưa có biểu hiện gì; từ thời điểm tiếp xúc đến nay chưa tiêm vắc xin hay huyết thanh kháng Dại. Nhân viên y tế đã tư vấn những trường hợp phơi nhiễm đi tiêm vắc xin phòng Dại.

Được biết, các hộ xung quanh nhà bệnh nhân tử vong còn nuôi chó, mèo thả rông và chưa thực hiện tiêm phòng ngừa cho đàn chó, mèo nuôi; chưa phát hiện chó dại lên cơn khác ở khu vực này.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).