Đặc sắc ẩm thực "Khu 10"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Khi đến tham quan Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh Gia Lai tại xã Krong, huyện Kbang (còn gọi là Khu 10), du khách sẽ được thưởng thức các món ăn dân dã do Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp-Dịch vụ Krong phục vụ. Đây là điểm nhấn quan trọng, góp phần phát triển du lịch tại địa phương.
Xuất phát từ TP. Pleiku vào 7 giờ sáng, xe của Đoàn Thanh niên Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đến Khu di tích lúc hơn 10 giờ sáng. Sau khi thắp hương, tham quan, nghe thuyết minh, tìm hiểu về di tích và chụp ảnh lưu niệm, hành trình về nguồn càng thú vị khi các thành viên trong đoàn được thưởng thức những món ăn do HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong chế biến, phục vụ. Chỉ cần một tấm bạt trải rộng dưới tán cây mát rượi, cả đoàn đã có một bữa trưa ngon lành, đậm đà bản sắc với cơm lam, gà nướng, thịt heo xiên nướng, lá mì xào cà đắng, cá sông kho tộ, rau dớn xào, rau dớn nướng, rượu cần... Chị Trang, một thành viên của đoàn, hào hứng: “Sau đoạn đường dài khoảng gần 200 km, cả đoàn ai cũng đói. Vậy nên, khi được phục vụ ăn uống một cách kịp thời như thế này thì còn gì bằng”.
 Các thành viên HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong đang chế biến món ăn để phục vụ khách tham quan. Ảnh: H.D
Các thành viên HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong đang chế biến món ăn để phục vụ khách tham quan. Ảnh: H.D
Ông Đặng Minh Hoài-Giám đốc HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong-cho hay: “Từ khi Khu di tích được khánh thành, cứ vào mỗi cuối tuần đều có ít nhất 2 đoàn khách đến tham quan. Hầu hết các đoàn khách đều từ tỉnh khác tới, hoặc từ Pleiku xuống. Mà quãng đường vào tới Khu di tích khá xa nên khi tham quan xong, khách ra lại thị trấn để ăn trưa thì sẽ quá bữa. Nắm bắt nhu cầu thực tế, xã đã thành lập HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong, trong đó chú trọng đến mảng cung cấp dịch vụ ăn uống cho du khách. Bước đầu, dịch vụ đã được khách đón nhận nhiệt tình. Đồ ăn thức uống ở đây cũng được đánh giá là khá ngon”.
Được biết, trước khi HTX đưa dịch vụ ăn uống vào hoạt động, tháng 10-2018, xã đã cử 13 thành viên tham gia lớp tập huấn về phát triển du lịch cộng đồng với những kiến thức cơ bản về nấu ăn và du lịch. Sau khi được tập huấn, 10 thành viên của HTX đã đăng ký mở dịch vụ ăn uống phục vụ du khách đến tham quan; nguyên liệu chế biến như gà, heo, rau, rượu... đều do người dân địa phương cung cấp. Chị Lê Thị Hạnh-một thành viên của đoàn phụ nữ tỉnh Kon Tum cũng đến tham quan Khu di tích trong dịp này-cho biết: “Chúng tôi được người quen ở thị trấn Kbang giới thiệu là có dịch vụ ăn uống, chỉ cần gọi điện đặt trước, sau khi tham quan xong là thực khách có món ăn được chuẩn bị sẵn. Ban đầu tôi cũng khá e ngại, không biết đồ ăn thức uống ở đây có đảm bảo chất lượng hay không, nhưng thật bất ngờ, các món ăn rất ngon và hợp vệ sinh”.
Tuy nhiên, do mới thành lập và đi vào hoạt động nên hiện chỗ nấu nướng để phục vụ du khách vẫn chưa được quy hoạch cụ thể mà chỉ đặt ở cạnh bờ suối ngay phía trước Khu di tích. Nói về vấn đề này, ông Đặng Minh Hoài cho biết, huyện đã đồng ý cho HTX tổ chức dịch vụ phục vụ ăn uống ngay dọc bờ suối, cách Khu di tích chừng 100 m về phía bên trái. Lau sậy dọc bờ suối sẽ được phát quang và dựng lên một số nhà chòi. Khách có thể ăn uống tại các nhà chòi này, hoặc cũng có thể trải bạt quanh đó. Khi được quy hoạch cụ thể, dịch vụ sẽ được tổ chức bài bản hơn, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được kiểm soát dễ dàng hơn.
Sự ra đời của HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Krong với hoạt động dịch vụ ăn uống là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương. Cùng với việc tham quan các điểm du lịch nổi bật trên địa bàn huyện như: thác Kon Lok, thác 50, thác Hang Dơi, vườn Mít-Cánh đồng Cô Hầu, Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh..., du khách còn được thưởng thức những món ăn dân dã nhưng rất ngon và đậm đà bản sắc.
Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.