Cụ ông 74 tuổi vẫn lấy bằng thạc sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước khi lấy bằng thạc sĩ, ông Nguyễn Ánh, 74 tuổi, đã lấy nhiều bằng đại học với nhiều ngành nghề khác nhau.

Sáng 25-8, Trường ĐH Nha Trang tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng cho 92 tân tiến sĩ và thạc sĩ. Trong đó, ông Nguyễn Ánh (sinh năm 1950, ngụ TP Nha Trang) là học viên lớn tuổi nhất từ trước đến nay của Trường ĐH Nha Trang được trao bằng thạc sĩ.

Ông Ánh là kiến trúc sư giám sát công trình, đã nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu, ông Ánh ở nhà phụ vợ bán hàng nhưng vẫn quyết tâm đăng ký dự tuyển thạc sĩ tại Trường ĐH Nha Trang.

Ông Ánh từng tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc TP HCM, theo học hệ từ xa và tốt nghiệp ngành kế toán tại Trường ĐH Trà Vinh, rồi tới ngành luật của Trường ĐH Vinh. Năm 2023, ông cũng lấy được bằng cử nhân ngôn ngữ Anh tại ĐH Huế.

Ngoài ra, ông Ánh cũng đã hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư do Học viện tư pháp (Bộ Tư pháp) tổ chức.

Việc học và lấy nhiều bằng được ông chia sẻ là chỉ lấy thêm kiến thức cho bản thân.

Ông Nguyễn Ánh nhận bằng thạc sĩ ở tuổi 74.
Ông Nguyễn Ánh nhận bằng thạc sĩ ở tuổi 74.

Nói về lý do học thạc sĩ, ông Ánh cho hay: "Ở tuổi của ông nhiều người đều nghỉ ngơi vui thú cùng con cháu. Còn tôi, đi học vì để lấy thêm kiến thức trong cuộc sống và mong muốn làm một tấm gương để con cháu noi theo".

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh được ông Ánh lựa chọn để bảo vệ là "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm chức năng của người cao tuổi tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa".

Theo ông Ánh, người già thường trong người có nhiều bệnh, phải thường xuyên dùng thực phẩm chức năng. Do đó, cần có những am hiểu thêm về đối tượng này.

Trong ngày nhận bằng thạc sĩ, ông cho biết tấm bằng ngày hôm nay ông xin dành tặng cho người vợ yêu quý của mình khi đã ở bên cạnh quan tâm, hỗ trợ, động viên ông. Vợ ông Ánh mất cách đây 2 tháng.

Đại diện trường ĐH Nha Trang cho biết ông Nguyễn Ánh là người lớn tuổi nhất từ trước đến nay theo học và tốt nghiệp thạc sĩ ở đây. Ông sẽ là người truyền cảm hứng và là tấm gương cho các bạn trẻ về tinh thần không ngừng học tập.

Theo Kỳ Nam (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.