Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah: Góp phần xóa đói giảm nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nhân dịp Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah kỷ niệm 35 năm thành lập, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã dành cho Báo Gia Lai Điện tử cuộc trao đổi về những đóng góp của Công ty đối với sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
* Đồng chí đánh giá như thế nào về những đóng góp của Công ty Cao su Chư Pah đối với huyện Chư Pah nói riêng, tỉnh Gia Lai nói chung trong những năm qua?
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang.
- Bí thư Tỉnh ủy DƯƠNG VĂN TRANG: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển cây cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, ngày 25-9-1985, Công ty Cao su Chư Pah được thành lập (tiền thân là Nông trường Cao su Ninh Đức). Với sự thay đổi kịp thời về tư duy quản lý, đổi mới trong sản xuất, đầu tư vào chiều sâu, cùng với các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội đã làm thay đổi cách nghĩ, thói quen lao động cũ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, từ đó góp phần cải thiện sản lượng, chất lượng mủ cao su đáp ứng tiêu chuẩn, nhu cầu thị trường, mang lại lợi nhuận ngày càng cao, tạo bước đột phá cho sự phát triển. Đến nay, diện tích vườn cây ngày càng được mở rộng, năng suất, sản lượng ngày càng tăng, thu nhập của người hưởng lương được cải thiện rõ nét, công nhân và người lao động ngày càng gắn bó với Công ty.
Không chỉ chăm lo đến lợi ích của doanh nghiệp, Công ty đã quan tâm đầu tư và khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ đầu tư cho công nhân và nhân dân địa phương phát triển cây công nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi, phát triển giáo dục-đào tạo, trong đó ưu tiên cho người dân tộc thiểu số... Qua đó, Công ty góp phần quan trọng cùng với địa phương tham gia vào quá trình xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển bền vững mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhân dân và chính quyền nơi đơn vị đứng chân, được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao. Đặc biệt, Công ty luôn thực hiện đúng chủ trương gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng-an ninh, trong đó đã chủ động xây dựng lực lượng tự vệ, các đội tự quản ở từng đơn vị sản xuất để bảo vệ tài sản nhà nước.
Nhờ vay vốn từ quỹ phúc lợi của Công ty Cao su Chư Pah để phát triển sản xuất, mỗi năm anh Rơ Châm Weoh (công nhân tổ 7, Nông trường Cao su Ia Nhin) thu hàng trăm triệu đồng từ vườn cà phê. Ảnh: Hồng Thương
Nhờ vay vốn từ quỹ phúc lợi của Công ty Cao su Chư Pah để phát triển sản xuất, mỗi năm anh Rơ Châm Weoh (công nhân tổ 7, Nông trường Cao su Ia Nhin) thu hàng trăm triệu đồng từ vườn cà phê. Ảnh: Hồng Thương
* Công ty Cao su Chư Pah là doanh nghiệp của Trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh. Qua theo dõi, đồng chí có thể nhận xét về công tác xây dựng Đảng của Công ty thời gian qua?
- Bí thư Tỉnh ủy DƯƠNG VĂN TRANG: Xây dựng Đảng là công tác trọng tâm, cấp thiết được Đảng bộ Công ty quan tâm thực hiện. Chất lượng, trình độ của đội ngũ đảng viên ngày càng được nâng lên; tỷ lệ đảng viên nữ, đảng viên là người dân tộc thiểu số, đảng viên trong độ tuổi thanh niên tăng hàng năm. Trong 10 năm gần đây, Đảng bộ Công ty 2 lần được Tỉnh ủy Gia Lai tặng danh hiệu trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Bên cạnh đó, Công ty cũng dành sự quan tâm đặc biệt trong việc chăm lo, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, góp phần tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; thường xuyên quan tâm xây dựng mối quan hệ gắn kết với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc địa phương, tạo được sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm áp dụng khoa học kỹ thuật mới, thay đổi kỹ thuật sản xuất lạc hậu nhằm cải thiện sản lượng, chất lượng cao su, tăng thu nhập, giúp cuộc sống người dân ngày càng ổn định hơn, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Gia Lai, tôi ghi nhận, biểu dương những thành tích mà tập thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên, người lao động của Công ty đã đạt được trong lao động, sáng tạo và đổi mới trong những năm qua. Tôi mong muốn tập thể cán bộ, công nhân viên, người lao động của Công ty tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được lên một tầm cao mới, đưa đơn vị phát triển và đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh tại địa phương, góp phần cùng tỉnh nhà và cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra.
* Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
 ĐỨC THÀNH (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.