Công ty Thủy điện Ia Ly: Cần giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản trên lòng hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế tại buổi làm việc với Công ty Thủy điện Ia Ly về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Đơn vị đứng đầu về nộp ngân sách

Năm 2023 là năm có nhiều khó khăn, song tập thể cán bộ, công nhân viên của Công ty Thủy điện Ia Ly đã nỗ lực, cố gắng để vượt qua, hoàn thành tất cả các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Theo đó, sản lượng điện sản xuất 3 nhà máy của Công ty trong năm đạt hơn 5,2 tỷ kWh (đạt 110,87% kế hoạch EVN giao).

Thủy điện Ia Ly nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Quý
Thủy điện Ia Ly nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Quý

Ông Đoàn Tiến Cường-Giám đốc Công ty-cho biết: Công ty đã hoàn thành sản lượng năm do EVN giao trước 30 ngày. Cụ thể, thủy điện Pleikrông đã cán đích trước kế hoạch 72 ngày với hơn 462 triệu kWh điện, vượt hơn 34% kế hoạch năm; còn thủy điện Ia Ly vượt 10% và Sê San 3 là 6%. Trong năm, Công ty Thủy điện Ia Ly cũng đã thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và Quỹ phát triển rừng với tổng số tiền hơn 1.028 tỷ đồng. Trong đó, nộp ngân sách nhà nước cho tỉnh Gia Lai là 310 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, một trong những hoạt động nổi bật nhất của Công ty trong năm 2023 chính là tích cực đẩy mạnh triển khai dự án Nhà máy Thủy điện Ia Ly mở rộng. Dự án có tổng mức đầu tư gần 6.400 tỷ đồng với quy mô 2 tổ máy với công suất 360 MW (mỗi tổ máy công suất 180 MW), được khởi công từ tháng 6-2021. Sau khi dự án hoàn thành, sản lượng phát điện trung bình mỗi năm của nhà máy sẽ tăng thêm khoảng 233,2 triệu kWh, qua đó tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải khu vực miền Nam, đặc biệt là trong các giờ cao điểm, góp phần cải thiện chế độ làm việc của hệ thống điện. Hiện dự án đang bước vào giai đoạn nước rút, cao điểm nhất với mục tiêu sẽ hoàn thành các hạng mục cần thiết để đưa 2 tổ máy phát điện hòa lưới vào cuối năm 2024.

Trên cơ sở đó, năm 2024, Công ty Thủy điện Ia Ly phấn đấu đạt sản lượng điện sản xuất 4.475 triệu kWh; nộp ngân sách nhà nước trên 884 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách nhà nước cho tỉnh Gia Lai trên 270 tỷ đồng. Ngoài ra, để góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, liên quan đến tỷ lệ phân chia từ các khoản thuế giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, ông Lê Văn Thuyết-Phó Giám đốc Công ty-cho biết: “Công ty hiện đang quản lý 3 nhà máy gồm Ia Ly, Sê San 3 và Pleikrông. Trong các loại thuế mà Công ty nộp gồm thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng và thuế dịch vụ môi trường rừng. Hầu hết các loại thuế này, Công ty đều nộp theo tỷ lệ Kon Tum 70%, Gia Lai 30%. Trong khi đó, thuế giá trị gia tăng sẽ phụ thuộc vào trụ sở chính của Công ty đứng chân ở đâu thì tỷ lệ sẽ nhiều hơn, nhưng hiện tỷ lệ thuế này là Kon Tum 50%, Gia Lai 50%. Vì vậy, Công ty đề nghị các ngành chức năng xem lại tỷ lệ này đúng chưa? Nếu chưa thì nên điều chỉnh để tạo nguồn lợi cho tỉnh Gia Lai”.

Tại buổi làm việc với Công ty (ngày 21-2), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đánh giá cao hoạt động của Công ty Thủy điện Ia Ly trong năm 2023, là đơn vị đứng đầu trong nộp ngân sách cho tỉnh; hoạt động của Công ty đã vượt sản lượng, đạt được hiệu quả, giá trị sử dụng, xây dựng tốt hình ảnh của doanh nghiệp. Đồng thời, mong muốn trong năm 2024, Công ty làm tốt công tác phối hợp với các nhà máy thủy điện trên dòng Sê San, với các cơ quan ban ngành, địa phương để làm tốt công tác vận hành hồ chứa để tận dụng được nguồn tài nguyên nước đang có nhằm phát huy hết công suất nhà máy và đảm bảo nước cho hạ lưu; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đơn vị thi công để sớm đưa Dự án Nhà máy Thủy điện Ia Ly mở rộng vào hoạt động và tiếp tục triển khai tốt công tác an sinh xã hội…

Tăng cường giám sát hoạt động khai thác khoáng sản

Dù đã đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng hiện nay vấn đề kiểm tra, giám sát để đảm bảo không xảy ra các hoạt động khai thác cát trong khu vực lòng hồ thủy điện của Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, hiện có 3 doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa thủy điện Ialy đã được Bộ Công Thương cấp phép khai thác khoáng sản gồm: Công ty cổ phần khoáng sản Cao Nguyên Gia Lai; Công ty TNHH một thành viên Nhất Quý Gia Lai và Công ty TNHH một thành viên Khang Minh Đạt.

Ông Đoàn Tiến Cường-Giám đốc Công ty thủy điện Ia Ly-cho hay: “Các hoạt động nạo vét trên lòng hồ diễn ra cả ngày lẫn đêm gây khó khăn trong việc theo dõi, giám sát. Qua việc phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra các hoạt động trên phạm vi lòng hồ đã phát hiện bãi tập kết thực tế của Công ty TNHH một thành viên Nhất Quý Gia Lai và Công ty TNHH một thành viên Khang Minh Đạt Gia Lai có tọa độ không trùng khớp với giấy phép được cấp và nằm trong phạm vi bảo vệ hồ chứa Ia Ly. Ngoài ra, phát hiện Công ty TNHH xây dựng Trường Sơn chưa được cấp phép hoạt động và chưa có giấy phép khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ hồ chứa thủy điện Ialy nhưng lại có bãi tập kết nằm trong phạm vi bảo vệ hồ chứa thủy điện Ia Ly…”.

Liên quan đến việc này, ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương-thông tin: “Bộ Công thương đã cấp phép hoạt động cho 3 doanh nghiệp trên, tuy nhiên, trong giấy phép được cấp cũng có nêu rõ là trước khi hoạt động, các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo Luật Khoáng sản. Doanh nghiệp nào chưa thực hiện đầy đủ theo yêu cầu thì yêu cầu đình chỉ hoạt động”.

Hồ chứa và đập thủy điện Ia Ly. Ảnh: Đ.Y
Hồ chứa và đập thủy điện Ia Ly. Ảnh: Đ.Y

Để giải quyết vấn đề này, tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế-nhấn mạnh “Đối với việc khai thác cát trong lòng hồ thủy điện Ia Ly, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công ty tiếp tục tăng cường giám sát, nếu phát hiện vi phạm phải nhanh chóng báo cho chính quyền địa phương, Công an tỉnh và các ngành chức năng nắm bắt để kịp thời xử lý. Hiện các doanh nghiệp khai thác cát đã tạm dừng hoạt động, nhưng Công ty vẫn phải tiếp tục tăng cường giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản trên lòng hồ được giao quản lý”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.