Công ty Cao su Mang Yang: Kết quả ấn tượng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Năm 2022, lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang đã kịp thời chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, xây dựng “kịch bản” điều hành linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Nhờ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đạt được những kết quả ấn tượng.

Về đích trước 46 ngày

Ông Hoàng Trung Hưng-Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang-thông tin: Năm 2022, Công ty được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) giao khai thác 5.300 tấn, sau điều chỉnh lên 5.800 tấn. Tính đến hết ngày 15-11, Công ty đã thu hoạch 5.803 tấn, đạt hơn 100% kế hoạch, về đích sớm 46 ngày. Đến ngày 16-11, toàn bộ 5 đơn vị trực thuộc Công ty đã hoàn thành kế hoạch sản lượng. Trong đó, Đội sản xuất Tân Lập và Nông trường Đoàn Kết về trước kế hoạch 46 ngày; Nông trường Hòa Bình, Nông trường Bờ Ngoong và Nông trường K’Dang về trước kế hoạch 45 ngày. Như vậy, liên tục trong 4 năm (2019-2022), Công ty đều khai thác vượt kế hoạch Tập đoàn giao.

Ông Trương Minh Tiến (thứ 2 từ phải sang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang) chỉ đạo công nhân chăm sóc vườn cây tái canh. Ảnh: Đinh Yến

Ông Trương Minh Tiến (thứ 2 từ phải sang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang) chỉ đạo công nhân chăm sóc vườn cây tái canh. Ảnh: Đinh Yến

Tính đến ngày 15-11, Công ty đã chế biến được 7.828 tấn/7.800 tấn, đạt 100,35% kế hoạch. Dự kiến đến ngày 31-12, Công ty chế biến 8.500 tấn mủ quy khô, đạt 109% kế hoạch. Về kết quả sản xuất kinh doanh, tính đến ngày 15-11, Công ty đã tiêu thụ được 7.415 tấn mủ, đạt 72% kế hoạch; doanh thu đạt trên 317 tỷ đồng, bằng 71,6% kế hoạch. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt trên 44 tỷ đồng.

Để đạt được kết quả này, Tổng Giám đốc Công ty Trương Minh Tiến thông tin: Ngay từ đầu năm, Công ty phát động sâu rộng phong trào thi đua lao động sản xuất, quyết liệt triển khai công tác phòng trị bệnh trên vườn cây, đặc biệt là bệnh phấn trắng ở vườn cây khai thác. Cùng với đó, Công ty đổi mới phương tiện máy phun, thời gian phun, tổ chức phun vào chiều tối, phun đêm và sáng sớm. Việc bón phân cũng thay đổi các chủng loại phân bón, bón đủ, đúng quy trình, thời vụ, không để thất thoát. Đồng thời, chú trọng, đào tạo tuyển dụng đủ lao động, không bỏ trống vườn cây. Riêng kế hoạch sản xuất kinh doanh, Công ty xây dựng theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của VRG trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực hiện có để tăng nguồn thu và tiết giảm chi phí. Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giảm sức lao động, nâng cao công suất, giảm giá thành chế biến sản phẩm. Tăng cường bảo vệ tài sản, sản phẩm, phòng-chống cháy nổ, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường. Tiền lương, các chế độ đối với người lao động và nghĩa vụ với Nhà nước được thực hiện đầy đủ, kịp thời; cán bộ, công nhân viên (CB-CNV), người lao động yên tâm làm việc, gắn bó xây dựng đơn vị.

Ông Trần Thanh Phụng (bìa trái, Phó Tổng Giám đốc VRG) trao bằng khen cho các nông trường về đích trước kế hoạch. Ảnh: Đinh Yến

Ông Trần Thanh Phụng (bìa trái, Phó Tổng Giám đốc VRG) trao bằng khen cho các nông trường về đích trước kế hoạch. Ảnh: Đinh Yến

Nông trường Đoàn Kết là đơn vị dẫn đầu sản lượng của toàn Công ty và về trước kế hoạch 46 ngày. Ông Trương Ngọc Chiến-Giám đốc Nông trường-cho hay: “Thực hiện “kịch bản” điều hành và sản xuất kinh doanh của Công ty, ngay từ đầu năm, chúng tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn đến từng tổ, đội sản xuất, người lao động quán triệt yêu cầu, thực hiện đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trên tinh thần nỗ lực, quyết tâm cao nhất, CB-CNV, người lao động đã đoàn kết, vượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nông trường đang quản lý khai thác 857,07 ha cao su, sản lượng giao năm 2022 là 1.041 tấn. Tính đến ngày 15-11, Nông trường đạt sản lượng 1.051 tấn, đạt 100,96% kế hoạch”.

Mới đây, phát biểu tại lễ công bố hoàn thành sản lượng của Công ty Cao su Mang Yang, ông Trần Thanh Phụng-Phó Tổng Giám đốc VRG đánh giá cao sự nỗ lực, vượt khó của tập thể, CB-CNV, người lao động trong đơn vị, đồng thời trao tặng bằng khen và phần thưởng 80 triệu đồng cho tập thể Công ty; tặng bằng khen và phần thưởng cho 5 nông trường vì đã đạt thành tích xuất sắc hoàn thành trước sản lượng giao năm 2022.

“Phấn đấu vườn cây tốt, công nhân giàu, công ty mạnh”

Tổng Giám đốc Công ty Trương Minh Tiến cho rằng: Năm 2023, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn gặp nhiều bất lợi, giá cả vật tư, xăng dầu leo thang, trong khi đó giá mủ cao su vẫn chưa mấy khả quan. Tuy nhiên, Công ty đã chủ động, tự tin đặt ra mục tiêu phấn đấu khai thác sản lượng mủ 6.500 tấn (vượt 5-10% kế hoạch VRG giao); năng suất bình quân đạt 1,54 tấn/ha; chế biến cao su gồm cả gia công đạt 8.000 tấn; tổng sản lượng tiêu thụ đạt 10.700 tấn; giá bán bình quân 36 triệu đồng/tấn; tổng doanh thu 487 tỷ đồng; tổng lợi nhuận sau thuế 51,294 tỷ đồng; nộp ngân sách 33,691 tỷ đồng.

Ông Trần Thanh Phụng-Phó Tổng Giám đốc VRG (bìa phải) kiểm tra quy trình chế biến mủ cao su của Công ty Cao su Mang Yang. Ảnh: Đinh Yến

Ông Trần Thanh Phụng-Phó Tổng Giám đốc VRG (bìa phải) kiểm tra quy trình chế biến mủ cao su của Công ty Cao su Mang Yang. Ảnh: Đinh Yến

Phó Tổng Giám đốc VRG Trần Thanh Phụng: Thời gian tới, Công ty cần tiếp tục phát huy thành quả đạt được, triển khai các biện pháp khai thác hiệu quả vườn cây kinh doanh, chăm sóc tốt vườn cây kiến thiết cơ bản và quan tâm, chăm lo tốt đời sống người lao động để họ yên tâm gắn bó với vườn cây, đơn vị.

“Để đạt mục tiêu này, từ nay đến giáp Tết Nguyên đán 2023, 100% đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc công tác phòng-chống cháy, chuẩn bị vật tư và các điều kiện cần thiết để phun thuốc phòng trị bệnh phấn trắng ngay sau khi cao su ra lá mới. Phối hợp với chính quyền địa phương làm tốt công tác dân vận, phòng-chống mất cắp mủ. Chăm lo đầy đủ quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra, chuẩn bị nguồn lực để bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy chế biến mủ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của Tập đoàn”-ông Tiến nhấn mạnh.

Song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty cũng đề ra các giải pháp chăm lo đời sống người lao động. Đó là tiếp tục ưu tiên giải quyết việc làm cho công nhân, nhất là lao động người địa phương. Hiện Công ty có hơn 1.600 CB-CNV, người lao động, trong đó, người dân tộc thiểu số gần 800 người. Công ty vừa tuyển thêm gần 300 người dân tộc thiểu số vào làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

(GLO)- Nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024).

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.