"Cổng trường an toàn giao thông": Hiệu quả, thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù mới triển khai song mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (xã Chrôh Pơnan, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã phát huy hiệu quả rõ rệt.
Trước đây, đầu giờ hoặc khi tan học, cảnh ùn tắc, mất an toàn giao thông (ATGT) trước cổng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thường xuyên diễn ra. Do nằm trên quốc lộ 25, học sinh đông, đa phần phụ huynh đưa đón con bằng xe máy, dừng đỗ xe dưới lòng đường, đi ngược chiều, mua đồ ăn vặt cho con… dẫn đến tình trạng lộn xộn, chen lấn trước cổng trường. Đã có một vài trường hợp va chạm giao thông xảy ra ngay trước cổng trường do thiếu quan sát. Xuất phát từ thực tế đó, mô hình “Cổng trường ATGT” đã được nhà trường triển khai thí điểm từ đầu năm học 2021-2022 nhằm đảm bảo an ninh trật tự, giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho học sinh, phụ huynh, hạn chế ách tắc giao thông khu vực cổng trường.
Cô Nguyễn Thị Hồng Những-giáo viên Tổng phụ trách Đội-cho hay: Với số lượng học sinh tương đối đông, khi triển khai mô hình, Liên Đội gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt từ phía phụ huynh. Để mô hình đi vào thực chất, Liên Đội thành lập đội xung kích ATGT với nòng cốt là giáo viên và các em học sinh trong đội cờ đỏ của trường. 15 phút trước giờ vào lớp và tan trường, đội xung kích có mặt ở cổng trường để hướng dẫn, nhắc nhở phụ huynh dừng đỗ xe ngay ngắn, đúng vị trí, nhắc nhở các bạn học sinh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không tụ tập trước cổng trường, khi ra về theo hàng lối ra tận cổng trường, không chen chúc, xô đẩy nhau. Bên cạnh đó, Liên Đội thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa về ATGT, lồng ghép tuyên truyền trong tiết chào cờ đầu tuần. Nhờ vậy, các em học sinh dần hình thành ý thức kỷ luật, thói quen tốt.
“Liên Đội cùng giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, hướng dẫn giao thông. Với những trường hợp vi phạm, Liên đội lập danh sách cùng giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở trong các tiết chào cờ đầu tuần tại lớp để các em rút kinh nghiệm, chia sẻ để cha mẹ thực hiện theo. Bằng cách “mưa dầm thấm lâu”, mô hình đã tạo sự hưởng ứng tích cực của các em học sinh cũng như phụ huynh”-cô Những chia sẻ.
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xếp thành hàng ra về. Ảnh: Vũ Chi
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xếp thành hàng ra về. Ảnh: Vũ Chi
Em Ksor H’Nương-học sinh lớp 5C-bộc bạch: “Bây giờ, chúng em đã quen quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy, xếp hàng ra về ngay ngắn sau khi tan học, không tụ tập trước cổng trường, không dàn hàng ngang trên đường và đi đúng phần đường quy định. Về nhà, em báo lại để cha mẹ tham gia giao thông đúng quy định”.
Có mặt tại khu vực cổng trường vào giờ tan học, chúng tôi thực sự bất ngờ bởi phụ huynh đưa đón học sinh đã dừng đỗ xe máy, xe đạp gọn gàng 2 bên cổng trường. Học sinh xếp thành hàng dọc đi về phía cổng trường theo trật tự. Các bạn đi xe đạp cũng nối thành hàng khi ra về. Chị Ksor H’Jưn-phụ huynh học sinh-chia sẻ: “Trước đây, tình trạng lộn xộn khu vực cổng trường khiến chúng tôi rất lo lắng. Từ khi trường triển khai mô hình “Cổng trường ATGT”, phụ huynh và học sinh đều nâng cao ý thức, các cháu xếp hàng ngay ngắn từ cửa lớp ra đến cổng trường, không chen lấn, xô đẩy; phụ huynh đỗ xe đúng vị trí quy định, không gây mất ATGT nên chúng tôi yên tâm hơn rất nhiều”.
Cô Lê Thị Tám-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: Cổng trường nằm bên lề quốc lộ 25, mật độ phương tiện giao thông qua lại rất lớn. Vì vậy, việc triển khai mô hình “Cổng trường ATGT” là rất cần thiết. Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã chia giờ tan học theo từng khối lớp để giảm tình trạng ùn tắc giao thông cũng như đảm bảo yêu cầu phòng-chống dịch Covid-19. Quá trình thực hiện mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức của các bậc phụ huynh và học sinh. Cơ bản mọi người đều chấp hành quy định đảm bảo ATGT trong quá trình đưa đón con em tại cổng trường, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông giờ tan trường, tạo môi trường sư phạm an toàn, văn minh, thân thiện.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.