Công tác tôn giáo gắn với xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo MTTQ các cấp trong tỉnh thực hiện tốt công tác tôn giáo, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững mạnh.
Tạo điều kiện cho tôn giáo hoạt động
Ông Siu Trung, Phó Trưởng ban Dân tộc-Tôn giáo (Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) cho biết: “Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thường xuyên phối hợp với ngành chức năng tổ chức cho chức sắc, tu sĩ và tín đồ quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng và tôn giáo, Luật Tín ngưỡng-Tôn giáo và các văn bản pháp luật liên quan, gắn với công tác chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo”.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào tôn giáo. Ảnh: T.N
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hồ Văn Điềm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào tôn giáo. Ảnh: T.N
Cũng theo ông Siu Trung, ngoài việc triển khai đầy đủ, nghiêm túc chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong năm, vào dịp Tết và lễ trọng của các tôn giáo, MTTQ đã cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh tổ chức thăm, tặng quà và gặp mặt thân mật các chức sắc, tu sĩ, đồng bào tôn giáo tiêu biểu. Qua đó, ghi nhận và biểu dương những kết quả tích cực của đồng bào trong việc sống “Tốt đời-Đẹp đạo”, tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.
Mặt khác, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh còn phối hợp với chính quyền quan tâm tạo điều kiện cho đồng bào theo đạo sinh hoạt tôn giáo ổn định. Trao đổi với P.V, Mục sư Huỳnh Duy Linh-Trưởng ban Đại diện Tin lành tỉnh-cho biết: “Gần 20 năm kể từ khi Hội thánh Tin lành Việt Nam-miền Nam và Ban đại diện Tin lành tỉnh được thành lập đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tạo điều kiện thành lập các chi hội trực thuộc. Hiện nay, toàn tỉnh có 64 chi hội và 270 điểm nhóm sinh hoạt, 34 mục sư thực thụ và 35 mục sư nhiệm chức, tạo điều kiện để bà con sinh hoạt thuận lợi hơn”.
Bên cạnh đó, kể từ năm 2008, Hội thánh Tin lành Plei Marin  (xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa) là hội thánh đầu tiên của hệ phái Truyền giáo Cơ đốc Việt Nam chính thức được địa phương cho phép đi vào hoạt động. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cũng đã phối hợp với các ngành chức năng tạo điều kiện cho đạo Bahai là tôn giáo thứ 5 hoạt động chính thức tại Gia Lai sau khi cộng đồng tôn giáo Bahai được Nhà nước công nhận. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 tôn giáo được Nhà nước công nhận gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và đạo Bahai. Tổng số chức sắc, chức việc, tu sĩ là 2.418 người, trong đó có khoảng 600 vị chức sắc các tôn giáo. Toàn tỉnh có 226 cơ sở thờ tự của các tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo có 367.363 người, chiếm khoảng 25% dân số trong tỉnh.
Sống “Tốt đời-Đẹp đạo”
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh với vai trò, trách nhiệm của mình đã quan tâm chỉ đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo với nhiều hình thức phong phú, lồng ghép với nhiều phong trào thi đua yêu nước được phát động thông qua các tổ chức đoàn thể. Qua đó giúp đồng bào các tôn giáo nâng cao nhận thức về chính sách tôn giáo của Nhà nước, chấp hành sinh hoạt tôn giáo đúng quy định của pháp luật, thực hiện phương châm “Tốt đời-Đẹp đạo”.
Lãnh đạo MTTQ tỉnh thăm các chi hội Tin lành nhân dịp Lễ Giáng sinh. Ảnh: T.N
Lãnh đạo MTTQ tỉnh thăm các chi hội Tin lành nhân dịp Lễ Giáng sinh. Ảnh: T.N
Bà Đinh Thị Giang-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh: “Bằng những việc làm ý nghĩa, thiết thực, đồng bào tôn giáo đã phát huy hiệu quả các hoạt động từ thiện xã hội và tương thân tương ái, an sinh xã hội, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đồng thời, góp phần đấu tranh phòng-chống âm mưu của địch về lợi dụng tôn giáo, giữ vững an ninh trật tự, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh”.

Ni trưởng Thích Nữ Hạnh Nguyện-Trưởng ban Từ thiện (Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh) cho hay: “Hàng năm, các chùa, tịnh xá và tăng ni, phật tử đã ủng hộ kinh phí và vật chất trị giá bình quân trên 5 tỷ đồng để tổ chức các hoạt động từ thiện, giúp đỡ đồng bào vùng sâu, vùng xa về lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc chữa bệnh và xây dựng nhà ở. Đồng thời quan tâm chia sẻ cả vật chất và tinh thần với những đối tượng tàn tật, bất hạnh, bị thiên tai, người không nơi nương tựa, các gia đình khó khăn và neo đơn, thăm và tặng quà cho các đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh, chăm sóc bệnh nhân ở các bệnh viện, cùng các hoạt động an sinh xã hội khác”.
Chi hội Tin lành Kông Bréch (thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam-miền Nam) hiện có hơn 5.000 tín hữu là đồng bào Bahnar sinh sống tại 2 xã Adơk và Ia Pết (huyện Đak Đoa). Bà con luôn đoàn kết trong đời sống cũng như trong các hoạt động tôn giáo. Nhiều tín hữu là hộ nông dân sản xuất giỏi nhờ trồng cà phê, lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, là những cá nhân tiêu biểu sống “Tốt đời-Đẹp đạo” tại địa phương…
Thanh Nhật

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân thăm, chúc Tết gia đình nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và người có công

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 16-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku Trịnh Duy Thuân làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy và các gia đình có công trên địa bàn TP. Pleiku.

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Đề xuất giữ nguyên tên 5 bộ sau sắp xếp

Theo phương án đề xuất, Bộ Tài chính sẽ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính. Bộ Nội vụ giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ. Bộ Xây dựng giữ nguyên tên sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng...