Công tác quản lý, bảo vệ rừng chuyển biến tích cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng được các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai quan tâm triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp, góp phần ngăn chặn hành vi xâm phạm tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

Huyện Krông Pa có diện tích rừng lớn với nhiều chủ rừng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ. Ngoài ra, huyện còn có diện tích rừng giáp ranh với 2 tỉnh Phú Yên và Đak Lak. Những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã được cấp ủy, chính quyền các cấp vào cuộc quyết liệt, góp phần ngăn chặn, kéo giảm các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Lực lượng Kiểm lâm huyện Kbang kiểm đếm gỗ trong các vụ vi phạm. Ảnh: Nguyễn Diệp
Lực lượng Kiểm lâm huyện Kbang kiểm đếm gỗ trong các vụ vi phạm. Ảnh: Nguyễn Diệp



Ông Trương Quốc Dụng-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa-cho biết: Những tháng đầu năm nay, Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo cả hệ thống chính trị từ huyện đến các thôn, làng cùng tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện thường xuyên tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với UBND các xã, chủ rừng và cộng đồng được giao rừng cùng tuần tra, kiểm soát, trao đổi thông tin với lực lượng chức năng và các đơn vị chủ rừng giáp ranh với 2 tỉnh Phú Yên, Đak Lak. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, toàn huyện chỉ xảy ra 22 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 25 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. “Hạt Kiểm lâm đã tham mưu giúp UBND huyện xây dựng phương án lắp đặt, quản lý, vận hành camera phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng”-ông Dụng nói.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp ở huyện Kông Chro đã được kéo giảm đáng kể. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Trần Hùng Anh cho hay: Từ đầu năm, Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo chính quyền cấp cơ sở thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong 6 tháng đầu năm, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp của huyện giảm 20 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Từ nay đến cuối năm, Hạt tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở tăng cường quản lý, bảo vệ rừng tận gốc, hạn chế thấp nhất số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn.

Với quyết tâm siết chặt công tác quản lý, bảo vệ rừng, từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tích cực phối hợp với các ngành và địa phương triển khai nhiều giải pháp quyết liệt theo chỉ đạo của cấp trên; đồng thời tổ chức ký kết quy chế phối hợp với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Đak Lak nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp ở vùng rừng giáp ranh giữa các địa phương. Ông Nguyễn Hữu Huân-Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh-cho biết: Ngay từ đầu năm, Chi cục đã tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp xảy ra trên địa bàn. Tập trung lực lượng phối hợp với các chủ rừng tổ chức truy quét, ngăn chặn, xử lý các “điểm nóng” về phá rừng, khai thác rừng, kịp thời chấn chỉnh, góp phần hạn chế và kéo giảm các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

 

Lực lượng Quản lý bảo vệ rừng chuyên trách Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ tuần tra trong những ngày Tết. Ảnh: Nguyễn Diệp
Lực lượng quản lý bảo vệ rừng chuyên trách Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ tuần tra trong những ngày Tết. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tính đến ngày 31-12-2021, diện tích có rừng của tỉnh là 646.922,31 ha, trong đó có 478.791,16 ha rừng tự nhiên, 153.937,11 ha rừng trồng và 14.264,04 ha rừng trồng chưa thành rừng.

Nhờ đó, trong 6 tháng qua, các lực lượng chức năng của tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 169 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 67 vụ so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương khoảng 28,4%), các vụ khai thác rừng trái pháp luật giảm về số vụ và khối lượng gỗ thiệt hại. Cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 77 vụ và xử lý hình sự 16 vụ. Tang vật, phương tiện tịch thu hơn 271 m3 gỗ các loại; 101 ster củi và một số lâm sản khác, 31 xe ô tô, 32 xe công nông, xe độ chế, 59 xe máy... Phạt tiền vi phạm và bán tang vật phương tiện vi phạm hơn 1,3 tỷ đồng.

Mặc dù công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: máy móc, thiết bị phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; hoạt động của lực lượng kiểm lâm địa bàn còn rất nhiều khó khăn khi 1 người quản lý, bảo vệ 2.000 ha rừng; diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp chưa có chủ hiện giao các xã quản lý còn lớn…

“Trong những tháng còn lại của năm 2022, chúng tôi tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo chủ trương của Đảng. Cùng với đó, vận động người dân tham gia bảo vệ và trồng rừng, sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế dần gỗ rừng tự nhiên. Tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản tại các địa phương theo kế hoạch đã được phê duyệt… nhằm hạn chế thấp nhất các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp”-Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông tin.

 

 NGUYỄN DIỆP

 

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.