Công nhận bảo vật quốc gia đối với 22 hiện vật, nhóm hiện vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1821/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia đợt bảy (năm 2018).

 
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử. (Ảnh: TTVH)
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử. (Ảnh: TTVH)



Theo đó, trong đợt này, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với 22 hiện vật và nhóm hiện vật, bao gồm:

1/ Bình gốm Đầu Rằm (niên đại: văn hóa Phùng Nguyên muộn, 3.400 - 3000 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).

2/ Bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh (niên đại: C14: 3370 ± 40 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi).

3/ Tượng tu sỹ Champa Phú Hưng (niên đại: thế kỷ 9-10, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi).

4/ Trống đồng Pha Long (niên đại: Văn hóa Đông Sơn, khoảng 2.500 - 2000 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai).

5/ Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh (niên đại: trống đồng: thế kỷ 2-1 trước Công nguyên; chum gỗ được phân tích C14: 2.100 ± 40 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương).

6/ Tượng Phật Nhơn Thành (niên đại: thế kỷ 4-6, hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ).

7/ Bình gốm Nhơn Thành (niên đại: thế kỷ 5, hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ).

8/ Bộ Linga-Yoni Đá nổi (niên đại: thế kỷ 5- 6, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang).

9/ Tượng Thần Brahma Giồng Xoài (niên đại: thế kỷ 6-7, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang).

10/ Tượng Thần Vishnu Vũng Liêm (niên đại: khoảng thế kỷ 6-7, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long).

11/ Tượng Phật Sơn Thọ - Trà Vinh (niên đại: thế kỷ 6-7,  hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh).

12/ Tượng Uma Dương Lệ (niên đại: thế kỷ 9-10, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị).

13/ Tượng Thần Shiva chùa Linh Sơn (niên đại: thế kỷ 15, hiện lưu giữ tại Chùa Linh Sơn, xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).

14/ Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (niên đại: thế kỷ 19, hiện lưu giữ tại Chùa Mễ Sở (Diên Phúc tự), xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

15/ Đài thờ Đồng Dương (niên đại: Thế kỷ 9-10, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu Khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng).

16/ Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử (niên đại: thế kỷ 14, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh).

17/ Bia “Sùng Thiên tự bi” (niên đại: niên hiệu Khai Hựu thứ ba thời Trần, năm 1331, hiện lưu giữ tại Chùa Dâu (Sùng Thiên tự), xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương).

18/ Tháp gốm men chùa Trò (niên đại: thế kỷ 14, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc).

19/ Ấn Tuần phủ Đô tướng quân (niên đại: năm Hồng Thuận thứ sáu - 1515, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình).

20/ Kim sách “Đế hệ thi” (Niên đại: niên hiệu Minh Mạng năm thứ tư, năm 1823, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).

21/ Khuôn in tín phiếu mệnh giá 5 đồng (niên đại: Năm 1947, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh).

22/ Xe ôtô “Quốc tế” (niên đại: năm 1949, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hậu Cần).

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 164 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

An Ngọc (Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.