(GLO)- Ngày 26-11, tại công viên Đồi Thông (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa), Tỉnh Đoàn-Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai lần thứ VI-năm 2023.
(GLO)- Trong 10 năm đảm nhận vai trò Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Anh Hùng Núp (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), cô Khương Thị Ngọc Ánh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa để gắn kết học sinh và trang bị kiến thức, kỹ năng để các em trưởng thành hơn.
(GLO)- Không chỉ biết chế tác nhạc cụ dân tộc, tạc tượng gỗ dân gian, ông Puih Đup (làng Blang 3, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) còn bỏ công truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
(GLO)- Trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại, không ít nhạc cụ truyền thống của dân tộc có lúc đứng trước nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, ở xã Hà Bầu (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn có những người trẻ đam mê chế tác, "giữ lửa" nhạc cụ truyền thống và lan tỏa đến cộng đồng.
Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.
(GLO)-Quà lưu niệm không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh địa phương đến với mọi miền. Phát huy lợi thế đó, những năm gần đây, các ngành, các cấp ở TP. Pleiku đã từng bước đa dạng sản phẩm quà tặng du lịch gắn liền với bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.
(GLO)- Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đưa nội dung gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống vào các hoạt động ngoại khóa. Từ đó, học sinh nâng cao ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng trường học thân thiện.
Tiếp nối thành công từ chương trình ở huyện Phú Thiện, Liên hoan cồng chiêng, hát dân ca và diễn tấu nhạc cụ dân tộc thanh thiếu nhi toàn tỉnh lần thứ VI tiếp tục được tổ chức tại thị xã An Khê và huyện Đak Đoa. Với sự chuẩn bị chu đáo, các đội đã mang đến liên hoan những màn trình diễn ấn tượng, thể hiện tình yêu của thế hệ trẻ dành cho văn hóa truyền thống.
(GLO)- Tựa như mô hình Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” là sáng kiến của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai. Đây là mô hình hoạt động theo hình thức đưa không gian văn hóa từ làng ra phố.
(GLO)- Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), người xem đều bị lôi cuốn bởi tiếng đàn t'rưng trong trẻo của cô gái dân tộc Jrai nhỏ nhắn với nụ cười tươi Rmah H’Thu (SN 2002, thôn Plơi Apa Ơi H'Trông, xã Chư Mố, huyện Ia Pa). Cháy hết mình trên sân khấu, H’Thu đã khơi dậy đam mê âm nhạc dân tộc cho nhiều bạn trẻ.
(GLO)- Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Nghệ An vừa khai mạc Hội diễn đàn, hát dân ca 3 miền toàn quốc vào tối 1-8.
(GLO)- Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ngày 8-6 cho biết, Cuộc thi độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc 2023 sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 14-6 tại TP. Nha Trang ( tỉnh Khánh Hòa) và từ ngày 20 đến 26-6 tại TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình).
(GLO)- Hình ảnh một gia đình Bahnar 3 thế hệ gồm cha, các con, cháu hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh Gia Lai lần thứ II-2023 để lại ấn tượng đẹp trong lòng người mộ điệu văn hóa Tây Nguyên. Đó là hình ảnh những nghệ sĩ chân đất “cháy” hết mình cho tình yêu văn hóa dân tộc.
Đồng bào dân tộc Mạ có hệ thống các loại nhạc cụ hết sức độc đáo, bao gồm bộ gõ, bộ dây và bộ hơi; trong đó có một số nhạc cụ chính như: đàn đá, cồng, chiêng, trống, khèn bầu sáu ống, sáo bầu ba lỗ, kèn môi, khèn sừng trâu, đàn ống tre… Ngoài ra, còn có một số nhạc cụ khác được chế tác từ chất liệu thiên nhiên theo sự sáng tạo ngẫu hứng của một số nghệ nhân.
(GLO)- Không chỉ am hiểu nhiều loại nhạc cụ dân tộc, anh Siu Thanh (làng Djriêk, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) còn tích cực truyền dạy và khơi dậy trong giới trẻ tình yêu với văn hóa truyền thống.
(GLO)- Sáng 9-12, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam-VITM Danang 2022 khai mạc tại Trung tâm hội chợ triển lãm Đà Nẵng với sự tham gia của trên 400 doanh nghiệp đến từ 30 tỉnh, thành phố và 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hội chợ kỳ vọng thu hút trên 30.000 lượt khách du lịch Việt Nam và quốc tế đến tham quan và mua sản phẩm.
Bằng những việc làm cụ thể, nghệ nhân ưu tú Y Liêng ở bon N'đóh, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đã và đang từng ngày gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ con cháu của người M'nông cách đánh chiêng, đàn Goong, thổi M'buốt, R'let,…
(GLO)- Không chỉ chỉnh chiêng giỏi nhất vùng, anh Đinh Hlich (làng Tờ Nùng Măng, xã Ya Ma, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) còn chế tác nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Đặc biệt, anh luôn nỗ lực truyền lại kiến thức về âm nhạc cho thế hệ trẻ trong làng.
(GLO)- Gần 20 năm xa ruộng rẫy, nghệ nhân Rơ Châm Tih (làng Jut 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) sống được với nghề chế tác nhạc cụ dân tộc, ngay cả khi các sản phẩm văn hóa bản địa thiếu sức hút với giới trẻ.
(GLO)- Y Tư-người con dân tộc Bahnar ở làng Roh (xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) là một nghệ sĩ múa chuyên nghiệp. Không chỉ thế, ông còn chế tạo được nhiều loại nhạc cụ dân tộc và nặng lòng với dân ca Bahnar, Jrai.
(GLO)- Mới 11 tuổi nhưng cô bé người Bahnar Đinh Thị Thai (làng Tờ Nùng Măng, xã Ya Ma, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) có thể chơi đàn đá một cách điêu luyện. Với niềm đam mê ấy, em đang góp sức lưu giữ tiếng đàn đá vốn đã bị lãng quên ở vùng đất Ya Ma.