Hội diễn đàn, hát dân ca 3 miền toàn quốc năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Nghệ An vừa khai mạc Hội diễn đàn, hát dân ca 3 miền toàn quốc vào tối 1-8.

Báo Quân đội nhân dân điện tử đưa tin: Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023. Tham gia hội diễn gồm 29 đoàn đến từ các đơn vị nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các đơn vị trình diễn các thể loại dân ca truyền thống, dân ca phát triển với hình thức đàn (lựa chọn độc tấu, song tấu, tam tấu, hòa tấu cùng các loại nhạc cụ dân tộc); hát (lựa chọn các hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca). Hội diễn diễn ra từ ngày 1 đến 5-8.

Tiết mục nghệ thuật chào mừng khai mạc hội diễn. Ảnh: Hoa Lê/QĐND điện tử

Tiết mục nghệ thuật chào mừng khai mạc hội diễn. Ảnh: Hoa Lê/QĐND điện tử

Theo Thông Tấn xã Việt Nam: Mỗi đơn vị tham gia hội diễn một chương trình nghệ thuật tối thiểu 5 tiết mục trong thời gian tối đa 35 phút, tập trung vào chủ đề: ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, truyền thống đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng các dân tộc; phản ánh những thành tựu trong lao động sản xuất của quê hương, đất nước trên con đường phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Hội diễn được tổ chức nhằm sẽ phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là nhân dân, tôn trọng và bảo vệ sự biểu đạt đa dạng của văn hóa của người dân và các dân tộc; góp phần phát triển phong trào văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đồng thời, hội diễn là dịp để giới thiệu, quảng bá những tinh hoa, giá trị văn hóa nghệ thuật của những làn điệu dân ca, ca dao, dân vũ, nhạc cụ truyền thống của các vùng, miền, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, âm nhạc dân tộc Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Đây cũng là cơ hội để các nghệ sĩ diễn viên 3 miền được gặp gỡ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của nhau, từ đó sẽ phát hiện thêm các tài năng nghệ thuật giúp Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch có những chiến lược phát triển mới.

Có thể bạn quan tâm

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.