Y Liêng - nghệ nhân tâm huyết với nhạc cụ dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bằng những việc làm cụ thể, nghệ nhân ưu tú Y Liêng ở bon N’đóh, xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đã và đang từng ngày gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ con cháu của người M’nông cách đánh chiêng, đàn Goong, thổi M’buốt, R’let,…

Đi qua hơn 60 mùa rẫy, ông Y Liêng từng đảm nhận các vị trí công tác trong lực lượng công an xã, hội chữ thập đỏ, hội nông dân tại địa phương. Ông còn là già làng, người uy tín của bon N’đóh. Điều đặc biệt là ông luôn tâm huyết và nặng lòng với âm nhạc dân gian của dân tộc mình.
 

 Nghệ nhân ưu tú Y Liêng luôn giữ niềm đam mê với nhạc cụ truyền thống M'nông
Nghệ nhân ưu tú Y Liêng luôn giữ niềm đam mê với nhạc cụ truyền thống M'nông


Ông Y Liêng cho biết, từ khi còn bé, ông đã theo chân cha tham dự các lễ hội, buổi sum họp cộng đồng bon làng. Những lần như thế, ông đều rất háo hức nghe cha anh đánh chiêng, thổi M’buốt. Có lúc, ông vô cùng thích thú khi các nghệ nhân cho đánh chiêng hay thổi thử các loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc mình. Cũng từ đó, ông chủ động tìm đến các nghệ nhân giỏi để học cách sử dụng từng loại nhạc cụ.

Với niềm say mê và năng khiếu của mình, ông nhanh chóng tham gia đội chiêng của bon làng. Tiếng M’buốt của Y Liêng cũng làm say đắm lòng người… Ông còn học hỏi các thế hệ trước cách chế tác khèn, đàn, sáo của người M’nông. Các loại nhạc cụ truyền thống đó đã trở thành những người bạn thân thiết của ông Y Liêng trên dòng chảy cuộc đời.

Chứng kiến bao sự đổi thay của cuộc sống và thăng trầm của bon làng mình, nhưng tình yêu ông dành cho âm nhạc truyền thống M’nông chưa bao giờ thay đổi. Ông vẫn luôn khắc khoải, bỏ rất nhiều tâm huyết, thời gian để gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc M’nông.

Ông tích cực tham gia biểu diễn văn hóa, văn nghệ dân gian M’nông tại các lễ hội do địa phương và khu vực tổ chức. Bao năm nay, nghệ nhân Y Liêng vẫn ngày ngày âm thầm, cần mẫn truyền dạy cồng chiêng, R’let, M’buốt và nhiều loại nhạc cụ khác cho con cháu trong bon làng mình.

Nghệ nhân Y Liêng tâm sự: “Cũng như dòng nước nơi đầu nguồn con suối có lúc vơi, lúc đầy nhưng chưa bao giờ cạn. Những giá trị văn hóa truyền thống của người M’nông sẽ ngày càng đẹp hơn nếu mỗi người biết nâng niu, trân trọng, kế thừa và phát triển”.

Ghi nhận những cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, năm 2019, Chủ tịch nước phong tặng ông danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Với ông, bộ chiêng tổ tiên để lại là gia tài vô cùng quý giá. Những lúc rảnh rỗi, ông thường mang chúng ra lau chùi sạch sẽ, chỉnh lại thanh âm. Những khi bon làng sum họp, ông lại kể cho con cháu mình nghe về nguồn gốc, cấu tạo, cách đánh chiêng… với niềm hy vọng tiếng chiêng sẽ mãi vang vọng trong đời sống cộng đồng M’nông.

Bài, ảnh: Nguyễn Nam
(Dẫn nguồn baodaknong)

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.