Gia Lai đưa không gian văn hóa từ làng ra phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tựa như mô hình Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” là sáng kiến của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai. Đây là mô hình hoạt động theo hình thức đưa không gian văn hóa từ làng ra phố.

Vào sáng chủ nhật hàng tuần, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh, mọi người có thể đến đây để thưởng thức, trải nghiệm văn hóa đặc trưng của các dân tộc Việt Nam đang sinh sống trên mảnh đất Gia Lai. Mỗi tuần có một đoàn nghệ nhân trình diễn, khắc họa rõ nét đời sống sinh hoạt, truyền thống văn hóa của các dân tộc từ vùng sâu, vùng xa đến các ngôi làng trong phố.

Đoàn nghệ nhân Jrai của xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) tham gia chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển”. Ảnh: H.N

Đoàn nghệ nhân Jrai của xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) tham gia chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển”. Ảnh: H.N

Đoàn nghệ nhân Jrai của xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) đã mở màn cho chương trình này bằng những hoạt động làm mãn nhãn người xem. Không chỉ có cồng chiêng, xoang, nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa khác được nghệ nhân tái hiện và hướng dẫn mọi người cùng trải nghiệm. Dàn nhạc cụ truyền thống từ tre nứa như trưng, kni, ting ning được các chàng trai Jrai trình diễn khiến người xem không khỏi kinh ngạc trước sự tài hoa của những con người “sinh ra đã có tư chất nghệ sĩ”. Siu Ting Ning (13 tuổi, làng Jút 1, xã Ia Dêr)-con trai của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih được khán giả yêu cầu chơi nhiều bản nhạc như: “Em đẹp như hoa pơ lang, “Ca ngợi Anh hùng Núp”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”… trên cây đàn klek klok. Đây là nhạc cụ vô cùng độc đáo do Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih sáng chế dựa trên một loại đàn tương tự, nhưng phù hợp với lối chơi và các bài nhạc Tây Nguyên.

Siu Ting Ning cho biết, em chơi được hầu hết các loại nhạc cụ truyền thống của người Jrai. Năm 10 tuổi, em đã thường xuyên đi biểu diễn cùng dàn nhạc của làng tại các sự kiện. Nhỏ tuổi hơn Ting Ning là Ksor Chinh (12 tuổi) cũng khiến khán giả ngạc nhiên trước khả năng chơi thành thạo trưng và nhiều loại nhạc cụ khác. Xem các em làm chủ dàn nhạc cụ dân tộc, làm thăng hoa những bản nhạc về cao nguyên qua thanh âm đẹp đẽ, tự nhiên từ tre nứa, người dân và du khách cảm nhận trọn vẹn dòng chảy văn hóa được các thế hệ trao truyền, tiếp nối một cách tài hoa, sáng tạo.

Anh Hồ Hoàn Vũ và con gái trải nghiệm cồng chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Anh Hồ Hoàn Vũ và con gái trải nghiệm cồng chiêng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Anh Hồ Hoàn Vũ (103 Phù Đổng, TP. Pleiku) cho biết: “Bình thường, các hoạt động văn hóa như thế này ở các thành phố phải trả phí cao mới được xem, được thưởng thức. Còn ở Gia Lai lại phục vụ người dân và du khách hoàn toàn miễn phí. Các hoạt động diễn ra rất tự nhiên, trong không gian mở, ai đến cũng có thể tham gia. Ngoài thưởng thức sắc màu văn hóa độc đáo còn có thể tương tác với các nghệ nhân, hỏi về cuộc sống của họ, về cách chơi nhạc, về bất cứ điều gì mình quan tâm… Đây cũng là cách quảng bá, đưa văn hóa đến gần với mọi người”.

Còn anh Nhan Thái Thiên Vương (đường Phạm Văn Đồng, TP. Pleiku) thì bày tỏ: “Chương trình rất hay và ý nghĩa nhưng có lẽ còn mới mẻ nên ít người xem. Cần đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu để mọi người cùng biết và đến thưởng thức sắc màu văn hóa của vùng đất mình đang sống. Tôi nghĩ đến với chương trình, ai cũng sẽ thích thú”.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung, sau một thời gian duy trì, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” thành công trên 2 phương diện là bảo tồn, phát triển văn hóa của người Bahnar, Jrai, đồng thời thúc đẩy các hoạt động du lịch. Từ thành công đó, Sở tiếp tục tổ chức mô hình mới, đa dạng hoạt động hơn, có sự tham gia của đông đảo bà con các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh. “Sắc màu văn hóa Gia Lai là mô hình để cộng đồng các dân tộc giới thiệu, quảng bá về văn hóa truyền thống của dân tộc mình, qua đó đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Chúng tôi hy vọng mô hình này góp thêm hoạt động mới lạ, hấp dẫn cho du lịch Phố núi”-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.

Nhiều em nhỏ thích thú tìm hiểu các loại nhạc cụ truyền thống được làm từ tre nứa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nhiều em nhỏ thích thú tìm hiểu các loại nhạc cụ truyền thống được làm từ tre nứa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sau khi chương trình đầu tiên ra mắt và nhận được những góp ý, phản hồi tích cực của người xem, Ban tổ chức tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất như dựng mô hình nhà rông, sân khấu trình diễn… để hỗ trợ hoạt động trình diễn của các đoàn nghệ nhân. Sáng chủ nhật tuần này (ngày 15-10), chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai-Bảo tồn và phát triển” có phần trình diễn của đoàn nghệ nhân đến từ làng Kon Sơ Lăh, xã Hà Tây và làng Mrông Yố, xã Ia Ka (huyện Chư Păh). Chương trình của đoàn nghệ nhân huyện Chư Păh sẽ phô diễn sắc màu văn hóa của 2 dân tộc Bahnar và Jrai với các hoạt động trình diễn cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, hát dân ca, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm. Cùng với đó là các trò chơi dân gian như: đi cà kheo, kéo co, bắn nỏ. Người dân và du khách có thể tìm hiểu cách thức chế biến món ăn truyền thống của người Bahnar, Jrai thưởng thức tại chỗ trong không gian thiên nhiên trong lành của phố núi Pleiku.

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.