Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Nghệ nhân Bahnar đến từ làng Đê Klanh (xã Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) này là người chủ trì nhóm thợ của làng dựng ngôi nhà rông tại khu trưng bày cổ vật Thiên đường Tây Nguyên-Gia Lai và cụm tượng gỗ dân gian cạnh dàn cồng chiêng lớn nhất Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết.

2-ong-chanh-buoc-dau-trao-truyen-thanh-cong-von-quy-van-hoa-bahnar-cho-2-nguoi-con-trai.jpg
Ông Chánh (ở giữa) bước đầu trao truyền thành công vốn quý văn hóa Bahnar cho 2 người con trai. Ảnh: P.D

Khi tham quan khuôn viên Bảo tàng tỉnh, du khách còn được chiêm ngắm một số công trình khác của ông Chánh và những người thợ lành nghề tạo ra như: cụm nhà rông, nhà sàn thuộc mô hình phục dựng Làng kháng chiến Stơr (quê hương Anh hùng Núp); gần đó là mô hình nhà rông, nhà dài thu nhỏ đầy bản sắc.

Gia Lai hiện có lực lượng nghệ nhân khá đông đảo. Họ đang gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa ở nhiều lĩnh vực: ẩm thực, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm, truyền dạy cồng chiêng, hát dân ca, hát kể sử thi... Trong đó, một số nghệ nhân phát huy vai trò bảo tồn hiệu quả kiến trúc nhà rông, nhà sàn. Kiến trúc nhà ở là di sản, hội tụ tinh hoa và bản sắc của một dân tộc. Với đồng bào Tây Nguyên, ai nắm được kỹ thuật dựng nhà rông được xem là người tài của làng.

Đáng chú ý, kinh nghiệm làm nhà rông truyền đời từ người già sang người trẻ mà chẳng cần giấy bút, ghi chép. Tất cả việc đo đạc, kẻ vẽ đều diễn ra… trong đầu, với sự tính toán chuẩn xác về tỷ lệ sao cho “trái tim của làng” đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, mỹ thuật, vững chãi trong nắng mưa. Dựng ngôi nhà rông là một công trình đúng nghĩa nên người đứng đầu chỉ đạo, hướng dẫn thực sự tài hoa rất mực của cộng đồng.

Ngồi trước hiên nhà sàn của gia đình, ông Chánh chậm rãi kể: Từ nhỏ, ông đã theo chân người già trong làng, xem cách họ dựng nhà rông, cách làm ra một chiếc đàn truyền thống. Cách đây hơn 20 năm, ông nhận thấy “giá trị kinh tế của văn hóa” khi có người đặt mua một số loại nhạc cụ do ông làm ra.

Khi ai có nhu cầu làm nhà sàn để ở hoặc những làng lân cận muốn làm nhà rông nhưng thiếu “công trình sư”, ông liền nhận làm. Dần dà, nhiều nơi biết tiếng nghệ nhân tài hoa này và mời về hỗ trợ, kể cả ở Kon Tum. Điều này lý giải vì sao ông được Bảo tàng tỉnh đặt hàng thực hiện các công trình, mô hình tại đây.

1bg-ngoi-nha-rong-do-ong-chanh-va-top-tho-lang-de-klanh-dung-tai-khu-trung-bay-co-vat-thien-duong-tay-nguyen.jpg
Ngôi nhà rông do ông Chánh và tốp thợ làng Đê Klanh dựng tại khu trưng bày cổ vật Thiên đường Tây Nguyên-Gia Lai. Ảnh: P.D

Ông Chánh cho biết: Nhà rông tọa lạc ở mặt tiền khu Thiên đường Tây Nguyên-Gia Lai trước kia nằm ở khuôn viên Bảo tàng tỉnh. Với công trình này, ông và đội thợ làm ròng rã trong 11 ngày mới hoàn thành. Cái khó nhất là dựng cột kèo, trang trí hoa văn nhưng ông đều đã “nằm lòng”.

Khi khu trưng bày cổ vật chuẩn bị ra mắt, ngôi nhà rông được di dời về đây; ông và tốp thợ làm thêm ngôi nhà sàn và một số căn chòi nhỏ để trang trí. Tất cả đều đảm bảo nguyên bản tranh tre nứa lá. Loại nguyên liệu khá hiếm hiện nay là tranh thì lại không khó kiếm với người làng Đê Klanh, bởi người dân nơi đây duy trì khu đất trồng cỏ tranh trên núi làm vật liệu dựng nhà rông, nhà sàn truyền thống.

Ông Lê Thanh Tuấn-Giám đốc Bảo tàng tỉnh: “Chúng tôi trân trọng ông Chánh, một nghệ nhân có tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với văn hóa dân tộc. Nhiều năm qua, chúng tôi mời ông thực hiện một số công trình trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh và Quảng trường Đại Đoàn Kết nhằm góp phần bảo tồn, quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc”.

Đi nhiều nơi, thực hiện nhiều công trình nên ông Chánh có sự nhanh nhạy, cởi mở của người giao lưu rộng. Trò chuyện với chúng tôi, Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih (làng Jút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cho hay: Ông và ông Chánh biết nhau qua mạng xã hội và những lần gặp gỡ. Sau đó, họ đến chơi nhà, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. “Những người Bahnar, Jrai còn biết làm nhà rông ở Gia Lai rất hiếm, riêng ở Pleiku thì đố người nào làm được. Anh Chánh là người làm nhà rông giỏi, tâm huyết với văn hóa dân tộc nên tôi rất quý mến”-Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih khẳng định.

33.jpg
Nghệ nhân này còn có thể chế tác, biểu diễn nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Ảnh: P.D

Không chỉ vậy, ông Chánh còn biết chế tác và diễn tấu nhiều loại nhạc cụ khác nhau như t’rưng, k’ni, goong… Gần đây nhất, tháng 10-2024, ông đảm nhận tạc tượng để thay thế nhóm tượng cũ đã hư mục sau thời gian dài đặt ngoài trời, cạnh dàn cồng chiêng tại Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Ở tuổi 52, nghệ nhân đã trao truyền thành công vốn kiến thức mình đang nắm giữ cho 2 người con. Ngồi cạnh cha, anh Thương (28 tuổi), con trai đầu của ông bày tỏ: “Trong làng giờ không nhiều người biết làm nhà rông, nhà sàn, tạc tượng. Mình muốn học theo cha để sau này giữ lại truyền thống. Lúc đầu vất vả nhưng dần cũng quen”.

Gặp gỡ những người thực hành văn hóa tại Gia Lai, chúng tôi nhận ra một điều đáng quý, đó là họ ý thức được giá trị vốn quý văn hóa dân tộc, bản sắc độc đáo mà cộng đồng đang sở hữu. Cùng với tình cảm yêu mến và niềm tự hào, vốn quý ấy còn mang lại sinh kế cho họ.

“Khó khăn thì nhiều lắm, nhưng tôi vẫn cố gắng động viên con cái học theo để giữ gìn văn hóa dân tộc mình”-ông Chánh vui vẻ trò chuyện, rồi cầm chiếc đàn goong lên chỉnh dây, diễn tấu một bản nhạc trong trẻo giữa mướt xanh vườn rẫy.

Có thể bạn quan tâm

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.