Bộ Mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà nhận danh hiệu bảo vật quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 31-3, Ủy ban Nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức khai hội truyền thống chùa Bổ Đà năm 2018, đồng thời đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Mộc bản tại chùa Bổ Đà là bảo vật quốc gia.
 

Mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà.
Mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà.

Sau khi các đại biểu tổ chức lễ dâng hương tại chùa, ông Lê Ô Pích, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Việt Yên đã đánh trống khai hội.

Lễ hội chùa Bổ Đà là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia diễn ra từ ngày 15 tới ngày 18 tháng 2 Âm lịch.

Lễ hội có nhiều nghi thức tế lễ trang nghiêm, thành kính và là dịp để các liền anh, liền chị quan họ trong vùng gặp gỡ, giao duyên.

Trong khuôn khổ của lễ khai hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã trao quyết định công nhận Mộc bản chùa Bổ Đà là bảo vật quốc gia.

Hiện trong chùa Bổ Đà còn lưu giữ 1.953 ván Mộc bản, được các thiền sư phái Lâm Tế khắc từ khoảng 300 năm trước, vào đời vua Lê Cảnh Hưng. Toàn bộ các ván Mộc bản đều được khắc từ gỗ thị, một loại gỗ vừa dẻo vừa dai, tuổi thọ có thể lên tới 1.200 năm.

Theo Đại đức Tự Tục Vinh, Trụ trì chùa Bổ Đà, nội dung của kho mộc bản là 24 bộ kinh Phật bằng chữ Nôm và chữ Phạn, dạy con người hướng thiện, hướng giải thoát. Tiêu biểu có các bộ kinh Lăng Nghiêm Chính Mạch, Yên Ma Hội Bản, Nam Hải Ký Quy...

Ngoài ra còn có những ván kinh đặc biệt với kích thước lớn, là các bộ Lục Thù, một loại bùa chú được người xưa dùng để trừ tà, trị quỷ và các sớ, điệp dùng để thực hiện các nghi lễ trong chùa.

Huyện Việt Yên sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng lập phương án bảo tồn, phát huy giá trị của chùa Bổ Đà và đặc biệt là bộ Mộc bản kinh Phật.

Ông Nguyễn Đại Lượng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Việt Yên cho biết huyện có kế hoạch xây dựng một phòng trưng bày và bảo vệ Mộc bản, đồng thời số hóa toàn bộ gần 2.000 ván kinh bộ Mộc bản để tạo ra các bản sao bằng công nghệ quét 3D.

Du khách đến chùa có thể chiêm ngưỡng các bộ mộc bản cổ kính và tận tay thực nghiệm việc in ấn mộc bản bằng các bản sao. Nếu thành công, đây sẽ là hoạt động thú vị, ý nghĩa mà không làm ảnh hưởng tới bảo vật quốc gia.

Tùng Lâm/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.