Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chặng đường 10 năm từ khi được UNESCO ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Ví, Giặm đã và đang chứng minh sức sống, sức lan tỏa mạnh mẽ bất kể không gian và thời gian.

Các tiết mục Ví, Giặm đặc sắc được biểu diễn tại buổi lễ. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Các tiết mục Ví, Giặm đặc sắc được biểu diễn tại buổi lễ. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (27/11/2014-27/11/2024).

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng đông đảo các nghệ sỹ, nhân dân và du khách thập phương dự lễ.

Nỗ lực giữ gìn

Cùng với 14 Di sản Văn hóa phi vật thể tiêu biểu của cả nước, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh vinh dự được UNESCO ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ năm 2014. Đây là niềm tự hào của người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Chặng đường 10 năm từ khi được UNESCO ghi danh, Ví, Giặm đã và đang chứng minh sức sống, sức lan tỏa mạnh mẽ bất kể không gian và thời gian, với những kết quả tích cực trong công tác truyền dạy di sản cho cộng đồng, tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ nghệ nhân thực hành và trao truyền di sản; mở rộng mạng lưới hoạt động của các câu lạc bộ, đưa Ví, Giặm vượt ra khỏi không gian của vùng văn hóa xứ Nghệ để đến với cả nước và vượt biên giới quốc gia, lan tỏa ra thế giới.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long khẳng định: Để có được những thành công này có sự vào cuộc, phát huy vai trò, trách nhiệm, thể hiện được nguyện vọng cũng như cam kết của chính quyền và cộng đồng nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong việc bảo vệ, phát huy giá trị Di sản Văn hóa Dân ca Ví, Giặm theo Công ước 2003 của UNESCO.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)

Bên cạnh những thành công vẫn còn những mục tiêu mà hai tỉnh chưa làm được trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Đó là các làn điệu dân ca cổ một phần đã bị mai một; lực lượng Nghệ nhân dân gian nắm giữ, thực hành các bài bản cổ ngày càng ít do tuổi cao, bên cạnh đó lớp trẻ lại ít người hào hứng với loại hình di sản này nên sự kế thừa chưa nhiều. Môi trường và không gian diễn xướng thay đổi, không còn điều kiện để thực hành những bài bản cổ...

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An mong muốn để Dân ca Ví, Giặm xứng tầm Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục triển khai Chương trình hành động bảo vệ và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm, tạo điều kiện cho nghệ nhân và cộng đồng gìn giữ, trao truyền, lan tỏa tình yêu với di sản; tăng cường đầu tư các nguồn lực, từng bước xây dựng Dân ca Ví, Giặm trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ, đầu tư xây dựng thương hiệu cho Ví, Giặm và thương hiệu du lịch địa phương gắn với Ví, Giặm.

Để Dân ca Ví, Giặm lan tỏa

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch Tạ Quang Đông ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, tâm huyết của chính quyền cùng nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và chúc mừng những kết quả hai địa phương đã đạt được trong thời gian qua.

Trong tương lai, để Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh thực sự lan tỏa và trường tồn,Thứ trưởng đề nghị chính quyền tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh chủ động, tích cực phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, Ủy ban Nhân dân các cấp, các cơ quan hữu quan, các cộng đồng là chủ thể của di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và nhân dân cả nước, với tất cả tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tình yêu với di sản văn hóa truyền thống dân tộc để thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)

Thứ trưởng Tạ Quang Đông đề nghị hai tỉnh cần tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có di sản Dân ca Ví, Giặm.

Ban hành và triển khai có hiệu quả các chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, trong đó ưu tiên hỗ trợ cộng đồng, câu lạc bộ và nghệ nhân tổ chức truyền dạy, quảng bá Dân ca Ví, Giặm; phục hồi, lưu truyền các làn điệu và hình thức diễn xướng truyền thống; mở rộng các hình thức và môi trường sinh hoạt mới, phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm trong cuộc sống đương đại.

Thứ trưởng cũng đề nghị hai tỉnh cần tăng cường giới thiệu, quảng bá giá trị Dân ca Ví, Giặm ở trong và ngoài nước thông qua các chương trình đối ngoại, các hoạt động giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế để Ví, Giặm được lan tỏa sâu hơn, rộng hơn đến bạn bè trên thế giới.

Cùng với đó xây dựng Dân ca Ví, Giặm thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ; thông qua các tour du lịch về miền di sản để khách du lịch biết đến nhiều hơn về Ví, Giặm.

Về phía Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đồng hành, phối hợp với các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương để có những giải pháp đồng bộ, tích cực, cùng chính quyền, cộng đồng địa phương hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh thực hiện tốt Chương trình hành động quốc gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm, xứng tầm là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

10 tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vì có đóng góp xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm . (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)
10 tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vì có đóng góp xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm . (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)

Tại buổi lễ, 10 tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; 20 tập thể và cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An vì có đóng góp xuất sắc trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm giai đoạn 2014-2024.

Ngay sau lễ kỷ niệm là trình nghệ thuật “Ví Giặm hồn quê tỏa sáng” với 3 chương: Hồn quê; Ví, Giặm nuôi lớn những anh tài; Hội tụ và tỏa sáng do các nghệ sỹ Trung tâm nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An, Trung tâm Nghệ thuật múa HT, Đoàn Nghệ thuật Bắc Ninh, đoàn Nghệ thuật Bạc Liêu, Đoàn nghệ nhân Đắk Lắk biểu diễn.

Theo Bích Huệ (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.