Có nên áp đặt việc học tiếng Anh cho trẻ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày nay, trong xu thế hội nhập, việc biết ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh đã trở thành một lợi thế, là điều kiện cần và đủ cho không ít người trong cuộc sống cũng như trong công việc.

mamnon-ngoc-thach-3321.webp
Nhiều ý kiến chuyên gia phản đối đề xuất chứng chỉ tiếng Anh bậc mầm non. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH/nguồn TNO

Vì vậy, việc phụ huynh đầu tư cho con em học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh đang ngày một trở nên phổ biến. Tuy nhiên, liệu việc học tiếng Anh có thực sự là nhu cầu đối với trẻ?

Mới đây, một người bạn của tôi gọi điện tâm sự: Con gái anh học thêm tiếng Anh ở một trung tâm nhưng anh thấy không hiệu quả. Anh nhờ tôi giới thiệu một số nơi học tiếng Anh uy tín để tham khảo. Là giảng viên môn Tiếng Anh, hàng ngày, tôi vẫn nhận được rất nhiều câu hỏi tương tự. Tâm sự của anh bạn làm tôi nhớ tới câu nói của thầy giáo dạy tiếng Anh thời đại học của mình. Thầy bảo: “Muốn giỏi ngôn ngữ khác, trước hết phải giỏi tiếng mẹ đẻ, phải yêu tiếng nói của quốc gia mình”.

Ngày nay, ngoại ngữ đúng là một lợi thế để mở rộng cánh cửa nghề nghiệp. Nhưng nói vậy không có nghĩa là chúng ta “thần thánh” hóa tiếng Anh. Bởi vì, trên thế giới có hơn 6.500 ngôn ngữ, trong đó, tiếng Trung Quốc lại là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất vì số lượng dân số đông. Hiện nay, một số ngôn ngữ khác cũng khá phổ biến như: Hàn, Nhật, Pháp, Thái Lan…

Tôi cho rằng, nếu phụ huynh định hướng cho con sau này làm công việc cần ngoại ngữ thì nhất định phải trau dồi, học chuyên sâu. Còn nếu con có những năng khiếu khác, sau này muốn làm những công việc mà ở đó, vai trò của ngoại ngữ không quá quan trọng thì cũng không nhất thiết phải quá đầu tư thời gian.

Hiện nay, có 7 chứng chỉ tiếng Anh cho trẻ mầm non và tiểu học gồm: Starters, Movers, Flyers, KET, PET, IELTS và TOEFL. Theo thống kê, ở TP. Pleiku có gần 40 trung tâm, chi nhánh trung tâm tiếng Anh lớn, nhỏ. Chương trình học của các trung tâm cũng đa dạng, hướng đến nhiều đối tượng khác nhau.

Theo đó mà học phí cũng có sự chênh lệch. Học ở trung tâm có những lợi thế nhất định như: lộ trình bài bản, đánh giá trình độ, năng lực các kỹ năng đầu vào để xếp lớp phù hợp, đa phần các trung tâm đều có một số buổi người học được học với giáo viên nước ngoài.

Và để tạo sự cạnh tranh, ngoài chương trình học, nhiều trung tâm còn tổ chức hoạt động ngoại khóa, sân chơi hấp dẫn để thu hút người học.

Tuy nhiên, nếu điều kiện kinh tế eo hẹp, phụ huynh có thể tham khảo các chương trình dạy tiếng Anh online, 1 kèm 1, hoặc các phần mềm dạy tiếng Anh trên mạng cũng khá phổ biến. Bởi vì, không phải tất cả các trung tâm đều đào tạo bài bản như cam kết ban đầu, giáo viên chưa hẳn là giáo viên ngôn ngữ người bản ngữ hay những quốc gia mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Hơn thế nữa, không phải cứ giao con cho trung tâm ngoại ngữ thì sẽ học giỏi hơn, tiến bộ hơn.

Điều cốt lõi là tạo được động lực để cho con học. Tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ nào đều là sinh ngữ, mà muốn giỏi, bắt buộc người học phải có môi trường để rèn luyện, thực hành mỗi ngày, cộng với tinh thần tự học, chăm chỉ và cần có phương pháp học phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non với nhiều điểm mới. Theo dự thảo, chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.