Cơ hội kết nối, giao thương nông sản an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phiên chợ nông sản an toàn lần thứ I do Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức đã thu hút khá đông khách tham quan, mua sắm. Khi ra về, ai cũng cầm trên tay ít nhất 1 món hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mà mình tin tưởng chọn mua. Đây được xem là nơi kết nối, giao thương lý tưởng.

Sáng 3-12, tại đường Anh Hùng Núp (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh khai mạc Phiên chợ nông sản an toàn lần thứ I. Tham gia phiên chợ có 40 gian hàng của 17 Hội Nông dân cấp huyện với nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm OCOP cấp tỉnh do hội viên, nông dân làm ra.

Đưa nông sản sạch đến người tiêu dùng

Có mặt tại phiên chợ, chị Hoàng Thị Cẩm Vân (tổ 7, phường  Thắng Lợi, TP. Pleiku) cho biết, chị là khách hàng thường xuyên ở các hội chợ. Lần nào cũng vậy, chị chọn mua rau, củ, quả, thịt bò về bảo quản để dùng cho cả tuần. Theo chị, giá các loại hàng hóa ở đây tuy đắt hơn chút đỉnh so với ở chợ nhưng bảo đảm an toàn.

Còn chị Nguyễn Thị Hồng Xiêm (tổ 6, phường Yên Thế, TP. Pleiku) cho rằng: “Không khí mua bán tại phiên chợ thật vui. Khách hàng được giải thích cặn kẽ về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Đặc biệt, mặt hàng trái cây ở đây tươi ngon”.

Các đại biểu tham quan gian hàng của Hội Nông dân huyện Kbang. Ảnh: Ngọc Sang
Các đại biểu tham quan gian hàng của Hội Nông dân huyện Kbang. Ảnh: Ngọc Sang


Hội Nông dân huyện Kbang đem đến phiên chợ lần này những sản phẩm đặc trưng của địa phương như: các loại dược liệu, rau, củ, cam, quýt của xã Sơn Lang. Ông Hồ Viết Cảm-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kbang-cho biết: Tham gia phiên chợ, chúng tôi mong muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm sạch. Đây cũng là cơ hội để địa phương quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của mình.

Trong ngày đầu tiên, có nhiều khách hàng đến tham quan và mua sắm tại gian hàng chúng tôi. Đặc biệt, cam, quýt Sơn Lang được nhiều khách hàng lựa chọn. Trong buổi sáng, chúng tôi đã bán hơn 50 kg cam, quýt. Mong rằng thời gian tới, việc tiêu thụ nông sản của nông dân Kbang sẽ thuận lợi hơn vì được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Cơ hội tiếp cận thị trường

Bà Đậu Thị Hoàng-chủ cơ sở sản xuất và nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo HT (TP. Pleiku) cho hay: Sản phẩm của cơ sở được chứng nhận OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh. Tham gia phiên chợ lần này, cơ sở của bà Hoàng trưng bày các sản phẩm đặc trưng để giới thiệu đến du khách và người tiêu dùng.

“Đây là dịp để chúng tôi quảng bá sản phẩm đến khách hàng trong và ngoài tỉnh. Trong ngày đầu tiên, nhiều khách hàng đến mua sản phẩm của chúng tôi”-bà Hoàng nói.

 Mặt hàng trái cây được nhiều khách hàng lựa chọn tại Phiên chợ nông sản an toàn lần thứ I. Ảnh: Thảo Nguyên
Mặt hàng trái cây được nhiều khách hàng lựa chọn tại Phiên chợ nông sản an toàn lần thứ I. Ảnh: Thảo Nguyên


Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp Hoài Trương-Chư Sê tham gia phiên chợ với các sản phẩm từ cây sa chi. Bà Mai Thị Thủy-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc HTX-cho biết: Chúng tôi đưa đến phiên chợ các sản phẩm: hạt sa chi rang sấy, bột ngũ cốc sa chi, viên nang sa chi uống bổ dưỡng, dầu sa chi... để tiếp cận gần hơn với khách hàng, từ đó có thể nắm bắt thị hiếu tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm dầu sa chi được đánh giá cao và được khách hàng mua nhiều nhất.

“Trước sự tin tưởng của khách hàng, chúng tôi sẽ cố gắng nâng cao chất lượng các sản phẩm mang nhãn hiệu sa chi Chư Sê để đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng”-bà Thủy chia sẻ.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Minh Trưởng-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh-cho hay: Việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giúp kết nối thị trường, góp phần thúc đẩy nông nghiệp vượt qua khó khăn. Ngoài mục đích quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông-lâm-thủy sản của địa phương, của hội viên, nông dân, các tổ hợp tác, HTX, chi hội, tổ hội nghề nghiệp, phiên chợ góp phần nâng cao nhận thức của nông dân và người tiêu dùng trong việc nhận biết và lựa chọn sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

“Tại một số địa phương như: Chư Păh, Đak Đoa, Chư Pưh… các phiên chợ nông sản được duy trì thường xuyên với nhiều hiệu ứng tích cực. Tại phiên chợ nông sản lần này, Hội Nông dân không mời những doanh nghiệp, cơ sở lớn mà chỉ tập trung hỗ trợ hội viên, nông dân, chủ yếu là những hộ sản xuất nhỏ lẻ, chưa đủ điều kiện để làm công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản ra thị trường. Đây là dịp để họ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất; qua đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng bền vững, tìm kiếm thị trường tiêu thụ”-Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thông tin.

NGỌC SANG-THẢO NGUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.