Cô giáo có tấm lòng thiện nguyện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hơn 20 năm qua, cô Trần Thị Hà-giáo viên Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng (xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn để góp phần cải thiện chất lượng giáo dục ở vùng khó. Không những vậy, cô Hà còn kết nối với nhà hảo tâm giúp đỡ nhiều học sinh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Năm 2000, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, cô Trần Thị Hà được phân công về giảng dạy tại Trường Tiểu học Trần Phú (xã Chơ Long, huyện Kông Chro). Đến năm 2019, cô được chuyển về công tác tại Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng (xã An Thành, huyện Đak Pơ). Công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn, cô Hà thấu hiểu và luôn tự nhủ bản thân phải làm gì đó để giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn cải thiện cuộc sống, yên tâm học tập.
“Từ suy nghĩ đó, tôi bắt đầu kết nối với đồng nghiệp, bạn bè và các nhà hảo tâm để tổ chức những chuyến từ thiện về các trường học vùng sâu, vùng xa. Tới giờ, tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên tham gia chương trình “Sưởi ấm mùa đông cho em” được tổ chức tại Trường Tiểu học Trần Phú vào tháng 12-2015. Ngày đó thực sự là ngày hội lớn của các em học sinh ở ngôi trường vùng khó này. Tôi vô cùng xúc động khi chứng kiến niềm vui của các em. Kể từ đó, tôi luôn đồng hành cùng công tác từ thiện. Tôi cũng xin tham gia Câu lạc bộ Tấm lòng vàng thị xã An Khê để có nhiều cơ hội hỗ trợ các em hơn”-cô Hà bộc bạch.
Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, cô Trần Thị Hà còn kết nối với nhiều mạnh thường quân giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Nhật Hào
Không chỉ làm tốt công tác chuyên môn, cô Trần Thị Hà còn kết nối với Mạnh Thường Quân giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Nhật Hào
Trong hành trình này, điều khiến cô trăn trở nhất là hoàn cảnh của 5 chị em Đinh Thị Hoạch (làng Bút, xã An Thành). Mẹ bỏ đi khi em gái út mới 3 tháng tuổi, 5 chị em Hoạch sống với bố. Sau đó, bố không may tử vong do đuối nước, 5 chị em Hoạch sống côi cút trong căn nhà sàn chưa tới 10 m2. Là chị cả nhưng thời điểm ấy, Hoạch cũng chỉ mới 12 tuổi, đang học tại Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng. Ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nhưng Hoạnh đã phải bươn chải để lo cho 4 đứa em thơ dại. Vì vậy, những bữa ăn của 5 chị em Hoạch chủ yếu chỉ có cơm với rau rừng. Trước hoàn cảnh đó, cô Hà đã kêu gọi đồng nghiệp, bạn bè, nhà hảo tâm đóng góp tiền mua gạo, thức ăn và sách vở. Trung bình mỗi tháng, em Hoạch nhận được 50 kg gạo, 2 thùng mì tôm, 1 thùng sữa và một số nhu yếu phẩm khác. “Nếu không có cô Hà giúp đỡ, chúng con không biết cuộc sống của mình sẽ như thế nào. Chúng con xem cô Hà như người mẹ thứ 2 của mình”-em Hoạch chia sẻ.
Một trường hợp khác là em Đinh Ti (lớp 4C, cùng trường). Ti mồ côi mẹ từ nhỏ, bố lấy vợ khác. Em ở cùng với ông bà bị tật nguyền đã già yếu. Khi biết hoàn cảnh của em, cô Hà đã kết nối với các Mạnh Thường Quân hỗ trợ gia đình em mỗi tháng 500 ngàn đồng để mua gạo, thực phẩm. “Đều đặn tháng nào em cũng được hỗ trợ 100 ngàn đồng tiền mặt và nhu yếu phẩm. Nhờ đó, gia đình em bớt khó khăn hơn”-Đinh Ti cho biết.
Cô Trần Thị Hà đã vận động Mạnh Thường Quân hỗ trợ cho gia đình em Hoạch hơn 2 năm nay. Ảnh: Nhật Hảo
Cô Trần Thị Hà đã vận động Mạnh Thường Quân hỗ trợ cho gia đình em Đinh Thị Hoạch hơn 2 năm nay. Ảnh: Nhật Hào
Đặc biệt, từ sau Tết Nhâm Dần đến nay, nhiều học sinh của trường bị cách ly do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thấu hiểu hoàn cảnh của các em, cô Hà đã vận động các nhà hảo tâm đóng góp để mua thực phẩm cho 26 em học sinh đang cách ly tại nhà. Cô Hà chia sẻ: “Khi về công tác tại trường, tôi thấy còn rất nhiều em có hoàn cảnh khó khăn. May mắn là khi kêu gọi có nhiều bạn bè và nhà hảo tâm đã chung tay giúp tôi thực hiện phần việc ý nghĩa này”.
Nhận xét về đồng nghiệp của mình, cô Lê Thị Sâm-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Kim Đồng-cho hay: “Cô giáo Trần Thị Hà không những luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Nhờ sự giúp đỡ của cô mà nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ về nhu yếu phẩm, sách vở, tiền sinh hoạt phí để vượt qua khó khăn, tiếp tục được cắp sách đến trường”.
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.