Chuyện về cầu sông Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Đi qua thị xã An Khê hiện nay, ai cũng biết cầu sông Ba nằm giữa trung tâm thị xã. Gần đấy vẫn còn dấu tích của cây cầu cũ với những mố cầu còn sót lại. Cả 2 cây cầu mang trên mình nhiều giai thoại và vết tích chiến tranh.

Vào đầu thế kỷ XX, tỉnh lỵ Pleiku ra đời. Lúc này, thực dân Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồn điền trên vùng cao nguyên. Đó là lý do quốc lộ 19 (khi ấy được gọi là xa lộ 19) được khởi công xây dựng từ năm 1909 đến năm 1958. Cầu sông Ba (cũ) cũng được xây dựng vào khoảng năm 1910 của thế kỷ trước cùng kế hoạch khai phá vùng cao nguyên Nam-Trung bộ. Trụ cầu bằng đá xây, chiều rộng mặt cầu chỉ 3 m, vừa đủ cho một làn xe ô tô chạy bằng than thời bấy giờ.

 

Vết tích cây cầu cũ (ảnh nhỏ) và cây cầu mới hiện nay. Ảnh: L.V.A
Vết tích cây cầu cũ (ảnh nhỏ) và cây cầu mới hiện nay. Ảnh: L.V.A

Có một giai thoại rằng, thời Pháp, có một võ sĩ tên Mười Đẹt từ Bình Định lên An Khê sinh sống bằng cách chuyên đi cướp của người giàu chia cho người nghèo. Một hôm, không may bị 2 tên lính Pháp đuổi bắt, ông chạy ra giữa cầu cùng đấu tay đôi. Khi lính Pháp tới đông, ông đánh úp 1 tên rơi xuống sông, một tên bị ông ôm nhảy xuống nước rồi dìm chết đuối, còn ông thì lặn xuống nước bơi mất dấu.

Đến khoảng năm 1964, quân đội Mỹ xây dựng thêm một cầu mới song song cầu cũ, 2 cây cầu cách nhau chừng vài trăm mét. Cầu sông Ba (mới) còn có tên là cầu 20, có 8 nhịp, chiều rộng mặt đường 7,5 m, trụ cầu và dầm đỡ bằng bê-tông cốt thép.

Cuối năm 1967, bộ đội đặc công của ta lặn dưới sông bám theo đám bèo trôi từ thượng nguồn xuống để ngụy trang, sau đó đặt 2 thùng thuốc nổ vào mố cầu và chân cầu số 1 để cắt giao thông, mở chiến dịch cho năm 1968. Nhưng sau đó kế hoạch bị địch phát hiện và rút kíp nổ ra khỏi khối thuốc khi chỉ còn 15 phút nữa là khối thuốc 20 kg phát nổ. Và cũng từ đó bọn lính canh phòng cẩn mật hơn. Địch giăng kín thép gai 2 bên đầu cầu, cấm người qua lại từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng.

Tưởng rằng ngày giải phóng là ngày cầu sông Ba được yên ổn, nào ngờ gần trưa ngày 17-3-1975, khi Pleiku đã được giải phóng thì bỗng xuất hiện một chiếc máy bay A37 của địch lượn qua, thả 2 quả bom trúng ngay vào mố cầu bên phải và giữa cầu. 2 quả bom gầm lên và để lại 2 hố lớn có đường kính chừng 3 m giữa cầu. Sau giải phóng, cây cầu được tu sửa lại bằng cách đổ bê tông, tráng nhựa.

Cây cầu cũng đã vượt qua nhiều cơn lũ lịch sử hàng năm, điển hình như cơn lũ năm 1973, 2009, 2013. Con nước tràn qua, mức nước lên gần nửa lan can. Cầu rung lắc dữ dội tưởng chừng như không trụ nổi. Vậy mà nó vẫn sừng sững vượt thời gian.

Vào thập niên 90 thế kỷ trước, cầu sông Ba với trọng lực thiết kế 80 tấn nhưng phải gồng mình chịu lực khi chiếc tua-bin của Nhà máy Thủy điện Ia Ly trọng lượng hơn 100 tấn được vận chuyển về nhà máy. Thời điểm đó, toàn bộ cầu trên tuyến quốc lộ 19 đều phải gia cố trụ dầm sắt để vận chuyển an toàn chiếc tua-bin này.

Nói thêm một chút về số phận của cây cầu cũ: Sau khi có cầu mới hoạt động, cây cầu cũ ít người qua lại và không người tu bổ nên đã bị lũ cuốn sập mố cầu và nhịp cầu bên trái vào mùa lũ năm 1973.

Cầu sông Ba là tuyến giao thông huyết mạch trên quốc lộ 19. Qua thời gian thăng trầm, cây cầu đã hứng chịu nhiều vết tích của chiến tranh nhưng đã kiên cường vượt thời gian gần 70 năm để đồng hành cùng con người.

Lê Văn An

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.