Chuyện thuần hóa cây bời lời đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bây giờ, bời lời đỏ đã trở thành cây trồng phổ biến ở Gia Lai. Tuy nhiên, để thuần hóa loại cây rừng này là cả câu chuyện dài.
Giống bời lời đỏ thường mọc thành từng quần thể lớn, phát triển tốt trên hầu hết các loại chân đất, lại rất dễ trồng. Đây là loại cây không cần chăm sóc vun xới, không cần bón phân tưới nước, có độ tái sinh cao rất phù hợp với tập quán và năng lực của người dân bản địa Tây Nguyên. Với bời lời đỏ, cứ đến chu kỳ khai thác là người ta lại hạ cây cạo vỏ, chỉ thời gian sau thì gốc phát mầm, cho thế hệ cây khác, cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo mà không phải mất công trồng mới. Vỏ bán, thân cây bán, đến cành lá cũng bán được mà thu về tiền. Nghĩa là bời lời đỏ sau khi thu hoạch không bỏ đi bất cứ thứ gì. Cây bời lời, ngoài lợi ích kinh tế còn có lợi ích môi sinh, che mát buôn làng, cải thiện sinh cảnh, giữ ẩm cho đất...
Dễ trồng là vậy, lợi ích là vậy, nhưng trở về với làng nó cũng phải trải qua một quá trình không ít gian nan bầm dập. Người đầu tiên đưa cây bời lời đỏ về trồng trong làng là một người đàn ông dân tộc Bahnar ở xã Lơ Pang (huyện Mang Yang), tên là H’Mêch. Thường ngày, ông thấy cây bời lời có 2 loại: bời lời trắng và bời lời đỏ. Cây bời lời đỏ lên cao thẳng, ít cành, mọc nhanh, tạo thành quần thể. Đó là giống bời lời đọt đỏ, lá thuôn dài. Cây bời lời trắng thì cành lá sum suê, mọc độc lập mỗi cây một vùng. Bời lời trắng đọt xanh, lá to tròn bầu, chậm lớn. Một dạo, thấy người Kinh vào rừng sâu cạo vỏ bời lời, rồi thu mua vỏ khô, nhiều người Bahnar thấy việc lột vỏ cây rừng có tiền cũng vào cuộc.
Người dân xã Ia Khươl (huyện Chư Păh) trồng cây bời lời đỏ trong vườn nhà. Ảnh: C.T.V
Người dân xã Ia Khươl (huyện Chư Păh) trồng cây bời lời đỏ trong vườn nhà. Ảnh: C.T.V
Gặp vùng bời lời, người thu hái phải hạ cả một quần thể mang tính tàn sát, lột lấy vỏ, vứt bỏ cây giữa rừng cho mục. Bời lời rừng cũng không nhiều, phải đi quá xa rất vất vả. Rồi chặt mãi, có lúc bời lời rừng cũng hết. Ông H’Mêch thấy việc làm có tiền đấy, nhưng phá hại cây rừng quá, lại lãng phí quá. Ông nảy ra ý tưởng đưa giống cây này về làng!
Lơ Pang và 5 xã Đông sông Ayun là vùng đất bazan bằng phẳng, đất rộng người thưa. Xưa nay, người dân chỉ quen trồng lúa rẫy, mì, bắp, tất cả đều là giống cũ, đủ cái ăn, nhưng không có tiền tiêu. Nhà H’Mêch có vườn rộng, ông lẳng lặng đưa cây bời lời về trồng. Hồi ấy, chưa ai biết ươm bầu giống, muốn trồng bời lời chỉ có cách nhổ cây con từ rừng trong mùa mưa hoặc lấy hạt từ cây trong mùa chín rụng đem về gieo trực tiếp.
Khi vườn của ông H’Mêch đã mọc xanh dày kín những cây bời lời đỏ, dân làng mới ngớ ra. Làng thấy việc trồng cây lạ thì rất sợ Yàng quở phạt. Cả làng cương quyết phạt vạ H’Mêch để tạ lỗi với Yàng. Ý định trồng bời lời của H’Mêch coi như thất bại.
Người Tây Nguyên, đặc biệt là người Bahnar từ xa xưa sống theo truyền thống từ tổ tiên truyền lại. Họ rất coi trọng nếp cũ, tục cũ. Chẳng ai dám phá bỏ. Chẳng ai dám làm trái. Chẳng ai dám chống lại! Kẻ làm sai với tổ tiên sẽ bị Yàng trừng phạt. Hơn nữa xưa nay, làng Bahnar thường cư trú ven các sườn đồi, bãi trống quang đãng. Trong vườn không có bóng cây để đề phòng thú dữ và mòng muỗi ẩn nấp.
Việc trồng bời lời đỏ mãi đến khi ông Y Bliu (làng Chưp, xã Lơ Pang) lúc ấy là Chủ tịch UBND xã vào cuộc mới thành công. Ông Y Bliu trăn trở: Đây là cây cho tiền. Nó là cây rừng, cây dễ trồng, lại cho ăn lâu dài, đưa về được làng là có tiền, giàu có, phải quyết tâm làm cho bằng được, để người Bahnar thấy. Ông tin rồi dân làng sẽ hiểu, sớm muộn cũng làm theo!
Đến lượt ông Y Mik (làng Roh, xã Lơ Pang, nguyên là cán bộ kháng chiến) trồng hẳn 2 ha thì cây bời lời thực sự được khẳng định. Cây bời lời mọc lên xanh tốt như rừng.
Chỉ mấy năm sau, thấy nguồn thu từ vườn bời lời đỏ của ông Y Mik quá lớn, ai cũng thèm, ai cũng muốn. Thế là ước mơ của ông H’Mêch ngày nào có cơ hội thành hiện thực. Xã Lơ Pang trồng bời lời, Kon Thụp trồng bời lời, rồi các xã Đê Ar, Kon Chiêng, Đak Trôi cũng trồng bời lời. Cả vùng 5 xã Đông sông Ayun nghèo khó rần rần đua nhau trồng bời lời.
Cũng từ đây, cây bời lời như một phát kiến của “nền kinh tế vườn”. Nó như một cây trồng thần diệu giúp xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Nó là cây của Chương trình 327, cây của Chương trình 135... Các trung tâm nghiên cứu cây lâm nghiệp, rồi các vườn ươm bắt đầu xây dựng quy trình thu hái hạt, ươm bầu cây giống bời lời đỏ. Nhiều nhà vườn ở thành phố mọc lên thu bộn tiền bởi giống cây bời lời giai đoạn đang lên ngôi. 
Được Nhà nước hỗ trợ cây giống ươm bầu, hướng dẫn kỹ thuật, nông dân các làng tận dụng đất vườn bất cứ chỗ nào trống là cắm cây bời lời xuống, cho xanh làng mát nhà, quên đi mấy năm lại cho một khoản tiền kha khá! Người dân tộc thiểu số Tây Nguyên coi như một cơ hội thoát nghèo!
Cây bời lời đỏ đã gắn với vườn định cư trên toàn tỉnh, phát triển sang cả các tỉnh lân cận. Ở Gia Lai ngày nay, huyện trồng nhiều bời lời nhất là Chư Păh, nơi có diện tích bời lời vượt xa 5 xã Đông sông Ayun, mảnh đất khai nguyên ra giống cây thần kỳ ấy!
PHẠM ĐỨC LONG
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.