Chuyển nhiệm vụ của Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo về Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 113/TB-VP, ngày 7-9-2022, thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tại buổi làm việc với các địa phương phía Đông tỉnh để chỉ đạo triển khai công tác quản lý di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt gắn phát triển du lịch và các nội dung có liên quan đến công tác bảo tồn, chống xuống cấp di tích.

Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu chuyển nhiệm vụ của Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo về Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu chuyển nhiệm vụ của Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo về Bảo tàng tỉnh, phân cấp quản lý đảm bảo chuyên môn, bổ sung nhiệm vụ, đề xuất bổ sung biên chế để triển khai nhiệm vụ theo quy định.

Trước đó, Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo được UBND thị xã An Khê thành lập năm 2009 dưới tên gọi Tổ quản lý di tích Tây Sơn Thượng đạo, trực thuộc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã; biên chế gồm 3 người thực hiện theo chế độ hợp đồng. Sau nhiều đợt khai quật, sưu tầm, tại đây hiện đang lưu giữ và trưng bày hàng ngàn hiện vật có giá trị, đặc biệt là hơn 5.000 hiện vật thuộc Sơ kỳ Đá cũ và khoảng 1.000 hiện vật thuộc giai đoạn đá mới.

Gần đây, ngày 18-1-2022, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Cùng với đó, trên địa bàn thị xã An Khê, di tích khảo cổ học Rộc Tưng, Gò Đá cũng đang được gấp rút hoàn thành hồ sơ để nâng hạng từ cấp quốc gia lên di tích quốc gia đặc biệt, trong năm nay.

 

 NGUYỄN QUANG TUỆ

 

Có thể bạn quan tâm

Đak Pơ nâng cao năng lực cho cán bộ hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp

Đak Pơ nâng cao năng lực cho cán bộ hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp

(GLO)- Từ 28 đến 30-11, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Trung-Tây Nguyên khai mạc lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 59 cán bộ quản lý, hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp năm 2023.
Ia Rbol lan tỏa phong trào sản xuất kinh doanh giỏi

Ia Rbol lan tỏa phong trào sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tại xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có sức lan tỏa rộng rãi, góp phần cổ vũ tinh thần vượt khó vươn lên làm giàu của hội viên nông dân.
Trải nghiệm "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông"

Trải nghiệm "Làng văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông"

(GLO)- Người dân làng Phung, làng Kép (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đang lưu giữ nét đẹp bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Jrai. Nhiều năm nay, người dân nơi đây đã phát huy lợi thế này để phát triển du lịch, giúp tăng thu nhập, giữ gìn và quảng bá văn địa phương.
Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

Ia Sao giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo

(GLO)- Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” tại xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã lan tỏa sâu rộng. Người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tự lực vươn lên thoát nghèo.
Chuyện lạc rừng của anh Bốn Hiển

Chuyện lạc rừng của anh Bốn Hiển

(GLO)- Hồi còn công tác, tôi rất có thiện cảm với anh chị em cán bộ ở An Khê bởi vì tính cách dân dã và trung thực, dễ gần, giống với tính cách của người “xứ Nẫu”. Với anh Bốn Hiển-cách gọi thân mật của anh em trong cơ quan dành cho anh Lê Thanh Hiển-nguyên Phó Bí thư Thường trực Thị ủy An Khê, qua vài lần gặp gỡ, tôi có cảm tình với con người có nụ cười hiền lành, đầu luôn đội chiếc mũ beret, giống như công nhân người Nga. Từ ngày anh về hưu, tôi và anh Đoàn Minh Phụng thường xuyên ghé về thăm anh Bốn Hiển và nghe anh kể chuyện thời đánh Mỹ.