Chuyển nhiệm vụ của Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo về Bảo tàng tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 113/TB-VP, ngày 7-9-2022, thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch tại buổi làm việc với các địa phương phía Đông tỉnh để chỉ đạo triển khai công tác quản lý di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt gắn phát triển du lịch và các nội dung có liên quan đến công tác bảo tồn, chống xuống cấp di tích.

Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu chuyển nhiệm vụ của Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo về Bảo tàng tỉnh. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu chuyển nhiệm vụ của Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo về Bảo tàng tỉnh, phân cấp quản lý đảm bảo chuyên môn, bổ sung nhiệm vụ, đề xuất bổ sung biên chế để triển khai nhiệm vụ theo quy định.

Trước đó, Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo được UBND thị xã An Khê thành lập năm 2009 dưới tên gọi Tổ quản lý di tích Tây Sơn Thượng đạo, trực thuộc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã; biên chế gồm 3 người thực hiện theo chế độ hợp đồng. Sau nhiều đợt khai quật, sưu tầm, tại đây hiện đang lưu giữ và trưng bày hàng ngàn hiện vật có giá trị, đặc biệt là hơn 5.000 hiện vật thuộc Sơ kỳ Đá cũ và khoảng 1.000 hiện vật thuộc giai đoạn đá mới.

Gần đây, ngày 18-1-2022, Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Cùng với đó, trên địa bàn thị xã An Khê, di tích khảo cổ học Rộc Tưng, Gò Đá cũng đang được gấp rút hoàn thành hồ sơ để nâng hạng từ cấp quốc gia lên di tích quốc gia đặc biệt, trong năm nay.

 

 NGUYỄN QUANG TUỆ

 

Có thể bạn quan tâm

“Cổ tích” Grôn

“Cổ tích” Grôn

(GLO)- Nhiều người vẫn quen gọi làng Grôn (xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ) là làng phong. Trước đây, làng chỉ có 17 hộ có người bị bệnh phong. Giờ thì nỗi đau do bệnh tật dần qua đi và người dân nơi đây đang viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa, yêu lao động sản xuất và khát vọng vươn lên.