Chuyện học lái xe ngày ấy...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người ta thường gọi tài xế với cái tên thân thương: bác tài. Cách gọi ấy hàm chứa sự trân trọng dành cho những người ngồi sau vô lăng.
1. Ông Phạm Minh Đạo-lái xe tại Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai là thế hệ những người học lái xe trong thời kỳ đất nước bắt tay vào công cuộc đổi mới. Ngày ấy, để được cấp bằng lái xe hạng C, ông phải trải qua khóa học dài gần 3 năm, từ tháng 12-1985 đến tháng 7-1988.
“Tôi sinh năm 1962, quê ở phường Hiến Nam, TP. Hưng Yên. Từ nhỏ, tôi luôn ước mơ mai này được ngồi trong buồng lái, điều khiển ô tô to lớn chạy khắp các cung đường. Bởi vậy, năm 1985, sau khi xuất ngũ, tôi quyết tâm đăng ký theo học lái xe tại Trường Công nhân Kỹ thuật Xây lắp Uông Bí (Quảng Ninh)”-ông Đạo kể về cơ duyên đến với nghề.
Theo ông Đạo, ngày ấy, việc tuyển dụng học viên của các trường đào tạo chuyên nghiệp rất khắt khe. Riêng với người học lái ô tô càng khắt khe hơn. Sau khi nhận đơn đăng ký theo học, nhà trường còn chuyển hồ sơ cho Công an để xác minh lý lịch.
Ông chia sẻ: Lớp chúng tôi có 35 học viên thì tất cả đều là bộ đội xuất ngũ. Ban đầu, cả lớp học những môn kiến thức chung. Sau đó, dựa theo năng lực, nguyện vọng mới xếp vào các lớp chuyên biệt: lái xe khách, lái xe tải hay lái máy ủi, máy xúc... Lớp chúng tôi được thực hành trên chiếc xe Giải phóng của Trung Quốc. Không chỉ học kỹ năng điều khiển xe, chúng tôi được đào tạo rất kỹ về cấu tạo kỹ thuật của xe, sửa chữa xe.
Ông Phạm Minh Đạo và tờ phiếu ghi kết quả học tập toàn khóa đào tạo lái xe hạng C của mình từ năm 1985-1988. Ảnh Lê Hòa
Ông Phạm Minh Đạo và tờ phiếu ghi kết quả học tập toàn khóa đào tạo lái xe hạng C của mình từ năm 1985 đến năm 1988. Ảnh: Lê Hòa

Việc học và thi rất gắt gao. Thi lý thuyết lái xe còn áp dụng hình thức tự luận. “Toàn bộ 160 câu luận chúng tôi đều phải thuộc. Bài thi lý thuyết thường dài đến... 3 tờ giấy đôi loại kẻ ngang, viết bằng tay. Về thực hành, mỗi môn học như: điện ô tô, gầm xe… cũng phải mất khoảng 2 tháng. Đào tạo lái xe ngày ấy với sự chuẩn mực, khắt khe đã cho ra những thế hệ người tài xế vững vàng, điềm tĩnh”-ông Đạo nhớ lại.
Sau gần 3 năm, ông Đạo hoàn thành khóa học và được cấp “bằng lái xe”, tương đương như một chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp. Ra trường, ông “Nam tiến” và về đầu quân tại Xí nghiệp Cung ứng vật liệu giao thông Gia Lai. Vậy nhưng vẫn chưa đủ! Về công tác tại đơn vị mới, địa phương còn tiếp tục mở một đợt sát hạch lại do đích thân Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh Gia Lai-Kon Tum) khi đó chấm thi... Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái, xe ông luôn có được những hành trình an toàn và được tin tưởng đưa về công tác tại Ban An toàn giao thông tỉnh.
2. Cơ duyên đã đưa ông Đặng Văn Hiền-Phó Giám đốc điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải và Du lịch Thuận Tiến Gia Lai từ một nhân viên ngân hàng chuyển qua làm chủ nhà xe và gầy dựng nên doanh nghiệp vận tải khá tầm cỡ hiện nay ở Gia Lai.
Ông cho hay: “Năm 1992, tôi may mắn mua được 1 chiếc xe ô tô khách loại 45 ghế ngồi, xe sử dụng loại máy IFA của Liên Xô. Bố tôi làm nghề lái xe, ông thích chiếc xe này lắm vì thời kỳ đó, xe khách ở Gia Lai đa phần được tận dụng từ xe chế độ cũ để lại. Mua xe xong, tôi nghỉ việc ở ngân hàng và về đi học lái xe hạng D tại Trường Lái xe Quân khu 5 (sau này là Trung tâm Đào tạo nghề tại Gia Lai thuộc Trường Cao đẳng Nghề số 5, Quân khu 5)”.
Ông Hiền nhớ lại: Khóa học tập trung kéo dài 9 tháng. Ngoài học tập, những ngày cuối tuần, học viên được huy động đi duy tu, bảo dưỡng phương tiện. Vào thứ bảy, học viên phải lao động, vệ sinh trường lớp, bãi tập. Kỳ sát hạch được tổ chức tại Đà Nẵng, do lực lượng Công an tiến hành.
“Lúc vào thi thực hành sẽ có 1 đồng chí cảnh sát làm sát hạch viên ngồi bên cạnh để chỉ đạo và chấm điểm thí sinh. Thi trong sa hình được chấm thủ công chứ không hiện đại như bây giờ”-ông Hiền nói.
Ông Đặng Văn Hiền và tờ ghi kết quả sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng D năm 1992. Ảnh: Lê Hòa
Ông Đặng Văn Hiền và tờ ghi kết quả sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô hạng D năm 1992. Ảnh: Lê Hòa
Sau khi hoàn thành khóa học, ông Hiền về phụ việc trên chính xe của gia đình mình rồi mới chuyển qua học lái xe khách. Ông kể: “Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi là trong một lần lái xe khách đi Hà Nội vào năm 1997, khi xe gần đến khúc cua tay áo “gắt” nhất ngay đỉnh đèo. Trời sương mù bao phủ dày đặc, phía trước là chiếc xe tải lớn. Tôi nhắm chừng để vượt chiếc xe này trước khi vào cua cho thông thoáng.
Tôi không thể ngờ tới là ngay phía trước có một chiếc xe tải khác đang bị sự cố. Vậy là chiếc xe tôi khựng lại ngay giữa lưng chừng dốc. Trước mặt là vực thẳm, trên xe là hàng chục hành khách. Trong chớp mắt, tôi hô hào phụ xe nhảy xuống nhặt những hòn đá lớn bên vệ đường chèn vào bánh xe, cho toàn bộ hành khách xuống xe để dần thả lui xe trở lại, lấy đà vượt qua cung đường hiểm”.
3. Chuyện học lái xe ngày nay đã thay đổi ít nhiều để đáp ứng xu hướng vận động của xã hội. Ôn lại chuyện cũ không phải để so sánh giữa chuyện học lái xưa và nay, mà là để thấy việc học lái đối với người tài xế quan trọng đến nhường nào.
Trên mỗi chuyến xe luôn là hàng chục sinh mạng nhưng đâu đó vẫn còn những trường hợp lái xe muốn tìm đủ mọi cách để mua giấy phép lái xe giả. Hy vọng rằng, những ai đã và đang có sự xem nhẹ như thế sẽ nhìn lại mình khi quyết định bước chân vào nghề lái xe để có sự đầu tư nghiêm túc, bài bản cho nghề nghiệp của mình.
HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.