Chuyển giao công trình xây dựng bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất tại khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 27-11, tại Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai), Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi và Công ty Phân bón Việt Nhật đã phối hợp tổ chức hội nghị tổng kết và chuyển giao kết quả hợp tác đối tác chiến lược giai đoạn 2017-2020. 
Tham dự hội nghị có TS. Cao Anh Đương-Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường Việt Nam; GS. Bùi Chí Bửu-nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam; TS. Lê Ngọc Báu-nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên; ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai; lãnh đạo Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi, Công ty Phân bón Việt Nhật; đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thị xã phía Đông tỉnh cùng đông đảo người trồng mía trên địa bàn.
Công ty phân bón Việt Nhật đã ký bàn giao Công trình xây dựng bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất cho Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi sử dụng. Ảnh Ngọc Minh
Lãnh đạo Công ty Phân bón Việt Nhật bàn giao Công trình xây dựng bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất cho lãnh đạo Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. Ảnh: Ngọc Minh
Với mục tiêu phát triển bền vững vùng nguyên liệu mía, đáp ứng mía nguyên liệu cho Nhà máy Đường An Khê hoạt động, tháng 5-2017, Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi và Công ty Phân bón Việt Nhật đã ký kết thoả thuận hợp tác đối tác chiến lược phát triển vùng nguyên liệu mía trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong đó có Công trình xây dựng bản đồ hiện trạng dinh dưỡng đất tại các huyện Kbang, Kông Chro, Đak Pơ và thị xã An Khê. Theo đó, Công ty Phân bón Việt Nhật đã xây dựng được 15 bản đồ, trong đó có 3 bản đồ về lấy mẫu đất, phân loại đất, hiện trạng sử dụng đất và 12 bản đồ thể hiện hiện trạng dinh dưỡng đất. 
Công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng giúp Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi sử dụng phân bón hợp lý cho từng loại đất, nâng cao hiệu quả canh tác cây mía, giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh.
Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai phát biểu tại hội nghị. Ảnh Ngọc Minh
Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Ngọc Minh
Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai Đoàn Ngọc Có ghi nhận những kết quả đạt được của 2 công ty trong việc phối hợp xây dựng bản đồ phân loại đất tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai.
Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai đề nghị chính quyền các địa phương và Nhà máy Đường An Khê tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất; tăng cường liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh xây dựng cánh đồng lớn trên cây mía; đồng thời khảo nghiệm đánh giá lựa chọn các giống mía có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh để giúp người dân đưa vào sản xuất, nâng cao thu nhập.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.