Chuyên gia: Nhiều lợi ích từ việc tắm bồn nước ấm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều người có sở thích ngâm mình trong bồn nước nóng để giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Và bạn có biết, cách tắm này còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.

Tiến sĩ Amy Zack, bác sĩ của Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết: Tắm bồn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thể chất và tinh thần, theo tạp chí khoa học IFL science.

Thật vậy, bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng những người tắm bồn thường ít căng thẳng, lo lắng và trầm cảm hơn những người tắm vòi sen. Tắm bồn thường xuyên giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và ngủ ngon hơn.

Tắm bồn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Ảnh: Shutterstock

Tắm bồn mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Ảnh: Shutterstock

Khảo sát gần đây cho thấy ngâm bồn nước ấm 21 phút là lý tưởng nhất để đạt được sự thư giãn.

Chuyên gia Charles Steward, làm việc tại Đại học Coventry (Anh), cho biết nghiên cứu gần đây cho thấy tắm bồn nước nóng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm mức đường huyết.

Lợi ích của tắm bồn nước nóng

Theo chuyên gia Steward, nguyên nhân là bệnh tim mạch chủ yếu do các bệnh về động mạch gây ra. Thường xuyên ngâm mình trong nước ấm có thể cải thiện sức khỏe mạch máu. Đó là lý do chính tắm bồn nước nóng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các nghiên cứu khác còn phát hiện tắm bồn nước nóng thường xuyên giúp giảm cả mức đường huyết. Các nhà nghiên cứu Anh đã báo cáo rằng ngâm mình trong trong bồn nước nóng có thể giúp giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong máu.

Kết quả cho thấy ngâm bồn nước ấm 39 độ C trong 1 giờ giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu.

Thường xuyên tắm bồn nước nóng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm mức đường huyết. Ảnh: Shutterstock

Thường xuyên tắm bồn nước nóng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm mức đường huyết. Ảnh: Shutterstock

Bác sĩ khuyên gì khi tắm bồn nước nóng?

Tiến sĩ Stacy Chimento, bác sĩ da liễu tại Phòng khám da liễu Riverchase Dermatology (Mỹ), khuyên nên giới hạn tắm bồn trong vòng 15 phút. Nếu lâu hơn, sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da, dẫn đến viêm và kích ứng da.

Đồng thời, phải đảm bảo nước không quá nóng. Bác sĩ Chimento khuyên nhiệt độ nước nên từ 37-39 độ C.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.