Chuyên gia: 4 thói quen ăn uống tốt nhất cho người cao huyết áp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, gần một nửa số người trưởng thành ở Mỹ trong tổng số 116 triệu người bị cao huyết áp hoặc tăng huyết áp.
Nếu không được phát hiện hoặc kiểm soát, huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm đau tim, đột quỵ, suy tim, bệnh thận, giảm thị lực và thậm chí là rối loạn chức năng tình dục.
May mắn thay, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp kiểm soát huyết áp. Dưới đây là 4 thói quen ăn uống giúp kiểm soát huyết áp của bạn, theo Eat This, Not That!
1. Ăn nhiều trái cây và rau quả
 
Chế độ ăn kiêng DASH. Ảnh: Shutterstock
Chế độ ăn kiêng DASH. Ảnh: Shutterstock
Chế độ ăn kiêng DASH (Phương pháp tiếp cận Chế độ ăn uống để ngừng tăng huyết áp) được tạo ra bởi Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (NHLBI) để giúp điều trị bệnh cao huyết áp.
Một trong những thành phần quan trọng của chế độ ăn uống là ăn nhiều trái cây và rau quả.
Chế độ ăn kiêng DASH khuyên bạn nên ăn 4-5 phần trái cây và rau mỗi ngày, theo Eat This, Not That!
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả trong thời gian ngắn và dài hạn đều có thể giúp giảm huyết áp.
Có một quan niệm sai lầm rằng trái cây tươi và rau quả là tốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Trái cây và rau quả đông lạnh, đóng hộp, sấy khô và đông khô cũng có thể giúp đáp ứng các khuyến nghị hằng ngày của bạn.
2. Uống sữa, pho mát và sữa chua hằng ngày
Nghiên cứu ban đầu của DASH cho thấy rằng cả tâm thu (số huyết áp trên cùng) và tâm trương (số huyết áp dưới) đều giảm khi những người tham gia không chỉ tiêu thụ trái cây và rau, mà tiêu thụ trái cây, rau, sữa và các sản phẩm sữa.
Do đó, chế độ ăn kiêng DASH khuyến nghị 2 đến 3 phần sữa ít béo hoặc không có chất béo, pho mát và sữa chua mỗi ngày.
3. Theo dõi natri của bạn
Hướng dẫn chế độ ăn uống 2020-2025 cho người Mỹ khuyến nghị không quá 2.300 miligram natri mỗi ngày để giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát huyết áp cao.
Tuy nhiên, NHLBI khuyến nghị nên cắt giảm lượng natri hơn nữa, xuống còn 1.500 miligram mỗi ngày để giúp giảm huyết áp hơn nữa.
Hướng dẫn chế độ ăn uống 2020-2025 cho người Mỹ xác định các nguồn cung cấp natri hàng đầu trong chế độ ăn uống, bao gồm bánh mì sandwich, cơm, mì ống và các món ăn hỗn hợp làm từ ngũ cốc, bánh pizza, khoai tây chiên, bánh quy giòn và súp, theo Eat This, Not That!
Các món ăn nhà hàng cũng được biết đến với lượng natri siêu cao. Vì vậy hãy đọc thông tin dinh dưỡng nếu được cung cấp hoặc giảm thiểu việc ăn ngoài bằng cách nấu ăn nhiều hơn ở nhà để bạn có thể kiểm soát lượng natri của mình.
4. Chọn ngũ cốc nguyên hạt
 
Ngũ cốc nguyên hạt. Ảnh: Shutterstock
Ngũ cốc nguyên hạt. Ảnh: Shutterstock
Chế độ ăn kiêng DASH khuyến nghị 6 đến 8 phần ngũ cốc mỗi ngày với trọng tâm là ngũ cốc nguyên hạt.
Một nghiên cứu được công bố năm 2020 cho thấy những người tham gia ăn ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên hơn, được phân loại là "thỉnh thoảng hoặc luôn luôn" có liên quan đến tỷ lệ cao huyết áp thấp hơn so với những người tham gia không ăn ngũ cốc nguyên hạt.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp, theo Eat This, Not That!
Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo lứt, hạt diêm mạch, bánh mì 100% nguyên cám và yến mạch.
Theo Khuê Nguyễn (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.