Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả: Nâng cao hiệu quả sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, bà con nông dân trong tỉnh đã chủ động chuyển đổi diện tích đất trồng lúa thường xuyên bị hạn sang trồng rau màu các loại. Bước đầu cho thấy, các loại cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây lúa.

 

Tăng thu nhập

Ông Grinh (làng Bia Tih, xã A Dơk, huyện Đak Đoa) cho biết: “Trước đây, 7 sào lúa nước 1 vụ của gia đình tôi trên cánh đồng Kut thường xuyên bị hạn. Năm 2018, sau khi tham quan mô hình chuyển đổi diện tích lúa nước kém hiệu quả sang trồng rau màu tại xã An Phú (TP. Pleiku) và được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn kỹ thuật, gia đình tôi chuyển đổi 2 sào đất lúa sang trồng dưa leo, đậu cô ve và khổ qua. Nếu giá rau quả ổn định, mỗi vụ, tôi thu được 30 triệu đồng. Trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận vẫn cao hơn rất nhiều so với trồng lúa nước 1 vụ”. Theo ông Grinh, cái được lớn nhất của việc chuyển đổi đất lúa sang trồng rau màu là tháng nào gia đình ông cũng có nguồn thu nhập. Do đó, trong thời gian tới, ông tiếp tục chuyển diện tích lúa còn lại sang trồng rau màu.

 Ông Grinh (làng Bia Tih, xã A Dơk, huyện Đak Đoa) thu hoạch khổ qua. Ảnh: N.D
Ông Grinh (làng Bia Tih, xã A Dơk, huyện Đak Đoa) thu hoạch khổ qua. Ảnh: N.D



Học tập kinh nghiệm từ các hộ lân cận, khoảng 2 năm trở lại đây, gia đình ông Hên (cùng làng) chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng đậu cô ve, khổ qua, dưa leo. Hiệu quả kinh tế từ đó được cải thiện rõ rệt. “Hơn 1 tháng nay, gia đình tôi lãi 12 triệu đồng từ 1 sào đậu cô ve. Con số này cao gấp nhiều lần so với trồng lúa mỗi vụ chỉ thu được 5-6 bao”-ông Hên cho biết.

Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn đã được nông dân các địa phương trong tỉnh thực hiện từ nhiều năm nay. Điển hình là tại cánh đồng xã An Phú (TP. Pleiku), do nguồn nước tưới cạn kiệt, nông dân chủ động chuyển sang trồng rau màu các loại, hình thành vùng chuyên canh tập trung. Ông Phan Văn Hiệu (thôn 3, xã An Phú) chia sẻ: Từ nhiều năm nay, người dân chủ động chuyển đổi đất lúa sang trồng hoa, rau màu. Trồng lúa chi phí đầu tư nhiều mà hiệu quả không cao. Trong khi đó, trồng rau màu luân canh nhanh thu hoạch và có thu nhập thường xuyên, hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thay đổi nhận thức

Ông Byin-Chủ tịch Hội Nông dân xã A Dơk-cho biết: Hiện nay, nhiều nông dân chủ động tìm đến các hộ trồng rau màu để học tập kinh nghiệm. Từ năm 2018 đến nay, toàn xã đã chuyển đổi được hơn 10 ha lúa nước thường xuyên bị hạn sang trồng rau màu các loại. Không chỉ đất lúa, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số cũng bắt đầu chuyển đổi đất vườn sang trồng rau màu để bán. Đây là tín hiệu cho thấy người dân đã thay đổi nhận thức trong sản xuất nông nghiệp.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ năm 2014 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 4.776,8 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác, đạt 108% kế hoạch đề ra.
 


Còn tại huyện Chư Pưh, ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT-thông tin: Từ năm 2017 đến nay, toàn huyện chuyển đổi được hơn 26 ha đất lúa sang trồng bắp lấy thân, đậu tương, rau an toàn… Qua triển khai các mô hình, người dân đã thay đổi nhận thức trong chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng lúa khô hạn, kém hiệu quả.

Dù vậy, thực tế triển khai cho thấy, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa chủ động chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi chủ yếu vào vụ Đông Xuân, trùng vào giai đoạn thu hoạch các loại cây công nghiệp dài ngày nên cũng khó thực hiện. Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho biết: “Khó khăn trong công tác chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác là phải thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, Phòng phối hợp với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao khảo sát một số cánh đồng lúa thường xuyên bị hạn ở các xã Bờ Ngoong, Bar Măih… chuẩn bị xây dựng mô hình chuyển đổi từ cây lúa sang trồng bắp ngọt, rau chân vịt, đậu tương, hình thành vùng nguyên liệu ổn định cung cấp cho nhà máy chế biến”.

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.