Chương trình tuyên dương 99 Nhà giáo trẻ tiêu biểu lần thứ IV

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong số 99 nhà giáo đạt giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ IV, năm 2024, có 50 thầy giáo, 49 cô giáo; 12 giáo viên dân tộc thiểu số và 87 giáo viên, giảng viên dân tộc Kinh.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long (phải) và Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy trao giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương" lần thứ IV cho các thầy, cô giáo. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN )
Phó Thủ tướng Lê Thành Long (phải) và Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy trao giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương" lần thứ IV cho các thầy, cô giáo. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN )

Tối 14/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức chương trình tuyên dương "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" lần thứ IV.

Đây là giải thưởng dành cho các giáo viên, giảng viên có quốc tịch Việt Nam không quá 35 tuổi, đang làm công tác giảng dạy trong các trường, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Chương trình tuyên dương "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương phát động lần đầu vào năm 2019, là sự kiện ý nghĩa nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng giáo dục.

Đến nay, qua 3 lần tổ chức, Trung ương Đoàn đã tuyên dương 286 nhà giáo trẻ. Trong số 99 nhà giáo đạt giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ IV, năm 2024 có 50 thầy giáo, 49 cô giáo; 12 giáo viên dân tộc thiểu số (Tày, Khmer, Nùng, Mường, Lào, Hoa, Sán Chỉ, Cơ Tu, Pu Péo) và 87 giáo viên, giảng viên dân tộc Kinh.

Chương trình không chỉ tôn vinh những cống hiến của các nhà giáo trẻ tiêu biểu mà còn thể hiện sự tri ân đối với những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Phát biểu tại Lễ tuyên dương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh các nhà giáo trẻ mang trong mình phẩm chất đáng quý của những người trẻ: Xung kích, tình nguyện, sáng tạo, cống hiến. Đó cũng là những tấm gương đầy nghị lực vươn lên, vượt qua những khó khăn, tiếp tục bám nghề và yêu nghề.

Các thầy cô giáo trẻ được tuyên dương hôm nay chính là những hạt nhân tiên phong, tiếp tục nỗ lực phấn đấu, nghiên cứu, đổi mới trong công tác giảng dạy, cùng xây dựng nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại.

Các đại biểu và các Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần thứ IV tại lễ tuyên dương. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Các đại biểu và các Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần thứ IV tại lễ tuyên dương. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Chia sẻ niềm tự hào khi được tham dự Lễ tuyên dương, cô giáo Nguyễn Ngọc Hảo, giáo viên Trường Mầm non Tân Tây, tỉnh Tiền Giang, bày tỏ niềm hạnh phúc khi được làm công việc mà cô yêu thương và gắn bó. Là một giáo viên mầm non, cô Hảo cảm thấy vinh dự khi trở thành người đặt những viên gạch đầu tiên trong việc hình thành nhân cách cho các em nhỏ.

Những nụ cười rạng rỡ, ánh mắt hồn nhiên và cách các bé trìu mến gọi mình là "Mẹ" chính là nguồn động lực lớn lao giúp cô vượt qua mọi khó khăn trong công việc và cuộc sống. Với tình yêu nghề và sự nhiệt huyết, cô Hảo tin rằng mỗi người thầy, người cô như cô đều đang góp phần xây dựng một thế hệ tương lai tươi sáng, đầy triển vọng cho đất nước.

Nhà giáo Trần Thanh Dư, giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ với thầy, việc giảng dạy không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà còn là sứ mệnh bồi đắp giá trị đạo đức cho các thế hệ sinh viên sư phạm. Những giá trị ấy, qua các thầy, cô giáo tương lai, sẽ lan tỏa đến từng lớp học sinh tiểu học - nơi những mầm non nhân cách được vun trồng.

Đối với thầy Dư, câu nói "Tiên học lễ, hậu học văn" không chỉ là một khẩu hiệu sáo rỗng, mà chính là triết lý sống và nguyên tắc nền tảng trong hành trình giáo dục mà thầy kiên trì theo đuổi. Thầy Dư khẳng định giáo dục đạo đức không phải là công việc có thể đạt được trong ngày một ngày hai, đó chính là gốc rễ, là linh hồn của một xã hội văn minh, hòa bình.

Qua những bài giảng của mình, thầy Dư luôn mong muốn khơi gợi trong thế hệ trẻ lòng yêu nước, tinh thần nhân ái, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm. Thầy Dư cũng kêu gọi đồng nghiệp - những nhà giáo tâm huyết - hãy cùng nhau sống và làm việc bằng cả trái tim, bắt đầu từ những điều giản dị nhất, để góp phần hình thành phẩm chất và năng lực của người học. Chính từ những hành động nhỏ ấy, một thế giới hạnh phúc hơn sẽ dần được kiến tạo.

Chương trình tuyên dương "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" lần thứ IV năm 2024 không chỉ là dịp để ghi nhận và tri ân những đóng góp xuất sắc của đội ngũ giáo viên trẻ, mà còn là nguồn động viên, khích lệ các thầy cô tiếp tục sáng tạo và cống hiến trong sự nghiệp "trồng người".

Với thành tích chuyên môn nổi bật, những phẩm chất đạo đức cao đẹp và tinh thần đổi mới không ngừng, các nhà giáo trẻ được vinh danh hôm nay chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam, hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.

Theo HQ (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

Học sinh Gia Lai làm dự án quảng bá lịch sử-văn hóa địa phương

(GLO)- “Học sinh, sinh viên tỉnh Gia Lai giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử-văn hóa dân tộc” là chủ đề Hội thi Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Gia Lai vừa được Tỉnh Đoàn tổ chức. 10 dự án tiêu biểu đến từ các trường THPT cho thấy sự am hiểu của học sinh về lịch sử-văn hóa dân tộc.

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.