Chữa mẹo hóc dị vật, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi thấy khó chịu ở cổ, bà Lan liên tục nuốt cơm để dị vật trôi xuống bụng nhưng bất thành.

 
Nữ bệnh nhân nhập viên do nuốt phải viên thuốc còn nguyên vỏ
Nữ bệnh nhân nhập viên do nuốt phải viên thuốc còn nguyên vỏ



Bà Lan (tên được thay đổi, 57 tuổi, ngụ huyện Dầu Tiếng, Tây Ninh) bị cảm và uống thuốc vào ban đêm, khi không bật đèn.

Sau khi uống liều thuốc tây, bà Lan thấy khó chịu ở cổ. Nghĩ đã hóc dị vật, bà Lan liên tục nuốt cơm cục theo như phương pháp dân gian để dị vật trôi xuống bụng nhưng không có tác dụng.

Sáng hôm sau, tình trạng ngày càng nặng, gia đình vội đưa bà tới bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc thăm khám.

Theo bác sĩ, bà Lan nhập viện trong tình trạng nuốt vướng, không ăn được, đau nhiều vùng hạ họng, không thể nằm thẳng người.

Qua thăm khám, chụp Xquang, phát hiện vùng thực quản đoạn ngang đốt sống cổ C4.-C5 của người bệnh có dị vật chưa rõ loại. Các bác sĩ đã nội soi thực quản an thần lấy dị vật ra ngoài.

30 phút sau thủ thuật, bác sĩ gắp thành công dị vật là một viên thuốc còn nguyên vỏ với các cạnh sắc nhọn, đường  kính khoảng 2,5cm ra khỏi thực quản người bệnh.

Các bác sĩ cho hay, nuốt phải dị vật là một tai biến thường gặp trong y khoa. Mọi người hay dùng các phương pháp dân gian để chữa như nuốt cơm, nuốt chuối, dùng tay cố móc dị vật ra.

Tuy nhiên, điều này có thể làm dị vật cắm sâu hơn vào họng hoặc rơi xuống thấp hơn khiến rất khó xử lý.

Nuốt phải dị vật lớn nếu không được chữa trị kịp thời, dị vật có thể sẽ đâm thủng thực quản gây viêm trung thất hoặc di chuyển xuống ruột non, ruột già gây viêm, tắc hoặc thủng ruột dẫn đến viêm phúc mạc.

Qua trường hợp này, bác sĩ khuyên mọi người nên ăn uống trong điều kiển đủ ánh sáng, ăn chậm nhai kỹ để tranh nuốt phải dị vật.

Khi bị dị vật chui vào đường thở không nên cố gắng dùng mẹo dân gian, hay dùng tay để móc ra vì có thể làm dị vật chui sâu vào cơ thể mà nên đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có cách xử trí kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Văn Đức (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.