Chư Sê nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, theo bộ tiêu chí mới (giai đoạn 2021-2025), Chư Sê đang gặp khó trong việc củng cố, duy trì các xã đạt chuẩn NTM giai đoạn trước. Thực tế đó đòi hỏi sự nỗ lực lớn của các cấp, ngành và người dân.

laynong-thon-xa-bar-maih-cung-doi-thanh-nhanh-chong-tu-khi-trien-khai-chuong-tring-muc-tieu-quoc-gia-xay-dung-ntm.jpg
Theo bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, xã Bar Măih chỉ còn đạt chuẩn 15/19 tiêu chí. Ảnh: N.Q

Với sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, cuối năm 2019, xã Bar Măih được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM. Bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống của người dân trên địa bàn từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.

Tuy nhiên, qua rà soát, đánh giá theo bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 thì đến cuối năm 2024, xã chỉ còn đạt chuẩn 15/19 tiêu chí, 4 tiêu chí “rớt hạng” gồm: giao thông; cơ sở vật chất văn hóa; tỷ lệ nghèo đa chiều; môi trường và an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Thương-Chủ tịch UBND xã Bar Măih-cho biết: Nhiều tuyến đường trục thôn, làng, đường giao thông nội đồng được đầu tư từ lâu nên xuống cấp, hư hỏng; nhiều hạng mục cơ sở vật chất văn hóa được đầu tư trước đó không đảm bảo các tiêu chí về diện tích, trang-thiết bị… Đặc biệt, theo tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 thì tỷ lệ nghèo đa chiều (bao gồm cả tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo) phải đạt 8,5% là một thách thức không nhỏ đối với xã. Theo rà soát, đến cuối năm 2024, tỷ lệ nghèo đa chiều của xã còn 14,97%.

“Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đặc biệt, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất gắn với thành lập mới và củng cố hợp tác xã, tổ hợp tác, phát triển mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng với các tổ chức, cá nhân có cơ sở thu mua, nhà máy chế biến, từng bước hình thành chuỗi sản xuất bền vững và hiệu quả nâng cao thu nhập cho người dân. Từ đó, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao của các tầng lớp nhân dân trong tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM”-Chủ tịch UBND xã Bar Măih cho biết.

laytu-khi-co-cong-trinh-thuy-loi-plei-keo-doi-song-nguoi-dan-ayun-da-co-nhieu-doi-thay-nong-thon-khoi-sac-hon.jpg
Từ khi có công trình thủy lợi Plei Keo, đời sống người dân Ayun đã có nhiều đổi thay, nông thôn khởi sắc. Ảnh: Nguyễn Quang

Đối với xã đặc biệt khó khăn như Ayun thì các tiêu chí trong bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 như thu nhập, nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, môi trường và an toàn thực phẩm... càng khó thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Hợp-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ayun-cho hay: Những năm qua, các cấp, ngành đã quan tâm dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển, nhất là sau khi công trình thủy lợi Plei Keo đưa vào sử dụng, đời sống người dân cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn khởi sắc từng ngày.

Tuy nhiên, Ayun là xã vùng khó, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 98% dân số, trình độ dân trí chưa cao, tập quán canh tác của người dân tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn tương đối lạc hậu. Chính vì vậy, việc triển khai chương trình xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn. Qua rà soát, xã chỉ mới đạt 9/19 tiêu chí.

“Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, xã cũng đã tích cực kết nối, liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, tạo đầu ra ổn định sản phẩm nông sản của người dân, giúp nâng cao thu nhập.

Ngoài ra, hiện nay, con đường độc đạo nối trung tâm xã ra bên ngoài đang được triển khai đầu tư nhưng tiến độ tương đối chậm đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân. Đề nghị UBND huyện chỉ đạo đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công”-ông Hợp nói.

Trao đổi với P.V, bà Trương Thị Tường Vy-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-nêu giải pháp: Huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với 12 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM trong giai đoạn 2015-2020.

Đồng thời, tập trung hoàn thành rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng huyện; đẩy mạnh huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư cho 2 xã còn lại chưa đạt chuẩn NTM (xã Ia Ko và Ayun). Tiếp tục xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với chế biến góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Cùng với đó, huyện đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ các xã được công nhận đạt chuẩn NTM để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các công trình xây dựng đã lâu, hiện bắt đầu hư hỏng, xuống cấp…

Có thể bạn quan tâm

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(GLO)- Sáng 6-2, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai do ông Nguyễn Hoàng Phong-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng năm mới các đoàn viên, người lao động làm việc tại một số nghiệp đoàn, công ty trên địa bàn TP. Pleiku.

Gia Lai công bố 2 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý giá

Gia Lai công bố 2 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 5 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý giá

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký quyết định công bố 2 thủ tục hành chính (TTHC) mới thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện; bãi bỏ 5 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính và UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý giá.

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Tìm lại hương cà phê xưa

Tìm lại hương cà phê xưa

(GLO)- Robusta sẻ và Yellow Bourbon là 2 dòng cà phê xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX khi người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Việt Nam.

Diện mạo nông thôn của huyện Ia Pa ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.C

Ia Pa khát vọng vươn lên

(GLO)- Huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) khép lại năm 2024 với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện tiếp tục tạo đột phá trong năm mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025.