Chư Sê chủ động phòng tránh hạn vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với thu hoạch vụ mùa, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê phối hợp với chính quyền các địa phương hướng dẫn người dân chuẩn bị mọi điều kiện để gieo trồng vụ Đông Xuân 2023-2024. Trong đó, huyện chú trọng triển khai các giải pháp chống hạn ngay từ đầu vụ như: chọn giống ngắn ngày, chống chịu hạn tốt, gieo sạ sớm, chuyển đổi những diện tích thường xuyên bị hạn sang trồng các cây trồng phù hợp.

Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho biết: Tính đến thời điểm này, bà con nông dân trong huyện đã thu hoạch lúa vụ mùa đạt khoảng 90% diện tích. Nhờ thời tiết thuận lợi, cộng với việc người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu làm đất đến chọn giống, chăm sóc nên năng suất lúa năm nay tăng so với vụ mùa năm trước. Đặc biệt, bà con càng phấn khởi khi giá lúa tươi năm nay tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với năm ngoái.

Ông Đinh Chol (làng A Chông, xã Ayun) phấn khởi chia sẻ: Năm nay, thời tiết rất thuận lợi. 6 sào lúa của gia đình tôi không bị gió quật ngã như vụ trước. Bên cạnh đó, vụ mùa này, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ giống lúa chất lượng cao HT1, có khả năng chống đổ ngã, kháng bệnh nên năng suất đạt khá cao. Hiện tại, gia đình đã thu hoạch xong toàn bộ diện tích lúa vụ mùa, sản lượng đạt gần 5 tấn lúa tươi, tăng gần 1 tấn so với vụ trước. Giá lúa năm nay cũng tăng mạnh so với năm trước. Tôi đã bán 2,5 tấn để lấy tiền đầu tư cho vụ Đông Xuân 2023-2024. Được cán bộ hướng dẫn, ngay sau khi thu hoạch xong, tôi cày ải và bón lót thêm phân chuồng để chuẩn bị xuống giống theo đúng lịch thời vụ.

Người dân Ayun phấn khởi khi lúa được mùa, được giá. Ảnh: Q.T

Người dân Ayun phấn khởi khi lúa được mùa, được giá. Ảnh: Q.T

Bà Kpuih H’Ruih (làng Ser Dmó, xã Kông Htok) cũng rất phấn khởi khi vụ này lúa được mùa, được giá. Hiện gia đình bà đã thu hoạch hơn 3 sào lúa và đang tiến hành làm đất, chuẩn bị xuống giống vụ Đông Xuân 2023-2024. Bà cho biết: “Vụ Đông Xuân này, gia đình được Nhà nước hỗ trợ giống lúa An Sinh 1399. Đây là giống lúa có khả năng chống hạn, kháng sâu bệnh và thời gian sinh trưởng ngắn (85-90 ngày). Để tránh hạn vào cuối vụ, mình cũng làm theo hướng dẫn của cán bộ, tiến hành làm đất sớm và sẽ xuống giống theo đúng lịch thời vụ mà cơ quan chức năng đã khuyến cáo”.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện: Vụ Đông Xuân 2022-2023, nắng nóng gay gắt kéo dài và xảy ra trên diện rộng khiến nhiều diện tích cây trồng bị khô hạn, gây thiệt hại lớn. Cụ thể, toàn huyện có gần 508 ha cây trồng bị thiệt hại do nắng hạn; trong đó có gần 483 ha lúa và hơn 25 ha cây công nghiệp. Để hỗ trợ người dân có điều kiện sản xuất, huyện đề xuất UBND tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ gần 800 triệu đồng.

Bên cạnh đó, từ nguồn ngân sách hỗ trợ đất trồng lúa, huyện đã xuất hơn 2 tỷ đồng mua 81.867 kg giống lúa các loại gồm: An Sinh 1399, BĐR57, Hương Châu 6 để hỗ trợ 4.126 hộ dân. Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2023-2024, toàn huyện sẽ xuống giống khoảng 2.272 ha cây trồng các loại, trong đó có 1.620 ha lúa, 430 ha rau, 100 ha khoai lang, 122 ha cây hàng năm…

Người dân xã Ayun thu hoạch lúa. Ảnh: Q.T

Người dân xã Ayun thu hoạch lúa. Ảnh: Q.T

Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể bà con nông dân về lịch thời vụ cụ thể đối với từng loại cây trồng, nhất là lúa vụ Đông Xuân nhằm hạn chế thiệt hại do nắng hạn gây ra vào cuối vụ. Theo đó, đối với chân ruộng chủ động nguồn nước, thời gian xuống giống đại trà tập trung từ ngày 20-12-2023 đến ngày 10-1-2024; đối với chân ruộng không chủ động nguồn nước, có nguy cơ thiếu nước vào cuối vụ thì xuống giống sớm hơn lúa đại trà, chính vụ, kết thúc gieo sạ trước ngày 20-12-2023. Đồng thời, khuyến cáo sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng cao, chống chịu khô hạn tốt, kháng sâu bệnh như HT1, ML48, OM4900, An Sinh 1399, BĐR57, IR64, Đài Thơm 8, J02, ĐV108, Hương Châu 6…

“Cùng với đó, huyện tiếp tục rà soát khoanh vùng sản xuất lúa và chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn ngắn. Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm; nắm bắt lịch tiếp nước của các công trình thủy lợi để có kế hoạch gieo trồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp nước giữa các loại cây trồng. Tăng cường kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc sản xuất, kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp giả, nhái, kém chất lượng, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nông dân”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.