Chư Sê chăm lo đời sống giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, các cấp, các ngành của huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trên địa bàn. Qua đó, góp phần động viên họ yên tâm công tác, giữ vững phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu dạy và học theo chương trình đổi mới hiện nay.

Theo ông Phạm Văn Hoàng-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Sê: Toàn huyện có 1.254 công chức, viên chức và người lao động công tác trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó, có 6 biên chế công chức hành chính trong cơ quan quản lý giáo dục; 1.248 viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp (gồm: 130 cán bộ quản lý, 1.031 giáo viên, 86 nhân viên). Những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cũng như đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong ngành.

Các đoàn viên Công đoàn thị trấn Chư Sê tham gia hội thi công nhân, viên chức, lao động huyện với bánh mứt truyền thống Tết Nguyên đán 2023. Ảnh: N.Q

Các đoàn viên Công đoàn thị trấn Chư Sê tham gia hội thi công nhân, viên chức, lao động huyện với bánh mứt truyền thống Tết Nguyên đán 2023. Ảnh: N.Q

“Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022), Phòng phối hợp tổ chức hội thi văn nghệ ngành Giáo dục huyện thu hút đông đảo các nhà giáo tham gia. Đồng thời, dịp này, Phòng tặng giấy khen cho 167 cán bộ, giáo viên có cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của huyện. Hướng tới kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng tôi hướng dẫn các trường tổ chức hoạt động chào mừng, đồng thời tập trung xây dựng kế hoạch tổ chức hội thao ngành Giáo dục huyện, tiến tới tham gia hội thao cấp tỉnh. Đây là những sân chơi bổ ích, tạo tâm lý phấn khởi và cũng là dịp để các cán bộ, giáo viên, nhân viên giao lưu, học hỏi, trau dồi kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương”-ông Hoàng cho biết.

Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê) có 54 cán bộ, 48 giáo viên, nhân viên. Những năm qua, việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần được Công đoàn nhà trường quan tâm đúng mức. Thầy Nguyễn Đình Ngọ-Chủ tịch Công đoàn nhà trường-cho hay: “Chúng tôi thực hiện đầy đủ, kịp thời, minh bạch các chế độ chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo như nâng lương thường xuyên, trước thời hạn, phụ cấp thâm niên, chế độ nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi, chế độ thai sản; đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội; thăm hỏi, động viên lúc đau ốm, bệnh tật... Đồng thời, tạo điều kiện để các đoàn viên tham gia các phong trào văn nghệ, thể thao do các cấp tổ chức; tham quan, du lịch vào dịch hè hay tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho con em của đoàn viên dịp Tết Trung thu, Ngày Quốc tế Thiếu nhi...”.

Công đoàn Trường THCS Chu Văn An đã tạo điều kiện để đội bóng đá nữ tham gia và giành giải 3 tại Hội thao Công nhân viên chức và người lao động huyện Chư Sê năm 2023. Ảnh: N.Q

Công đoàn Trường THCS Chu Văn An đã tạo điều kiện để đội bóng đá nữ tham gia và giành giải 3 tại Hội thao Công nhân viên chức và người lao động huyện Chư Sê năm 2023. Ảnh: N.Q

Còn thầy Phan Thanh Bình-giáo viên dạy môn Mỹ thuật (Trường THCS Chu Văn An) thì chia sẻ: “Được sự quan tâm của các cấp, đời sống của giáo viên dần được cải thiện. Nhà trường đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học cũng như tạo môi trường làm việc thuận lợi, giúp cho việc dạy và học ngày càng đảm bảo. Ban Giám hiệu, Công đoàn nhà trường cũng tạo điều kiện để chúng tôi tham gia các hội thi văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch… góp phần tạo tâm lý thoải mái, tiếp thêm năng lượng để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học”.

Trao đổi với P.V, ông Võ Công Hòa-Chủ tịch LĐLĐ huyện Chư Sê-cho hay: Từ khi bàn giao Công đoàn ngành Giáo dục về LĐLĐ huyện, hoạt động của các Công đoàn cơ sở trường học với Công đoàn cấp xã gắn kết hơn, tương trợ nhau để thực hiện tốt sự nghiệp giáo dục tại địa phương. Nhờ đó, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng ngày càng tốt hơn; đoàn viên Công đoàn có thêm nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao.

Năm học 2022-2023, LĐLĐ huyện đã trích gần 64 triệu đồng từ Quỹ “Tương trợ đoàn viên” để giúp đỡ 47 đoàn viên đau ốm, khó khăn; giúp hàng chục giáo viên về quê ăn Tết Nguyên đán 2023 thông qua chương trình “Chuyến xe 0 đồng”. Đặc biệt, trong các năm 2022 và 2023, từ Quỹ “Mái ấm Công đoàn”, LĐLĐ trích hỗ trợ xây dựng 1 căn nhà và sửa chữa 2 căn nhà cho 3 giáo viên khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, hàng năm, LĐLĐ cũng phối hợp tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao nhằm tạo sân chơi cho các đoàn viên toàn huyện nói chung và ngành Giáo dục nói riêng, nhằm tạo sự gắn kết, chung tay vì sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Chủ tịch LĐLĐ huyện Chư Sê cho biết thêm: “Thời gian tới, LĐLĐ huyện tiếp tục đổi mới căn bản hoạt động chăm lo cho đoàn viên, công nhân, viên chức và người lao động, trong đó có ngành Giáo dục. Xây dựng và nhân rộng các mô hình chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên, công nhân, viên chức và người lao động như: chương trình “Tết sum vầy”, “Mái ấm Công đoàn” và các chương trình phúc lợi đoàn viên Công đoàn... Đồng thời, phát huy hiệu quả của Quỹ “Mái ấm Công đoàn”, Quỹ “Tương trợ đoàn viên” của LĐLĐ huyện nhằm đảm bảo chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên Công đoàn toàn huyện nói chung và ngành Giáo dục nói riêng”.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.