Chư Pưh thu nhập cao nhờ trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhờ chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và trồng xen canh sầu riêng, bơ booth trong vườn cà phê, gia đình ông Đào Văn Chủy (thôn Tung Blai, xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) đã có nguồn thu nhập ổn định vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Đào Văn Chủy cho biết: Năm 1992, sau khi nghỉ làm công nhân tại Công ty Cà phê Phước An (tỉnh Đak Lak), ông đưa vợ con sang thôn Tung Blai (xã Ia Dreng, huyện Chư Pưh) lập nghiệp. Nhận thấy vùng đất này thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, ông mua 2,4 ha đất rẫy để trồng cà phê và hồ tiêu. Năm 1998, khi diện tích hồ tiêu của gia đình bị chết, ông chuyển đổi sang trồng cà phê. Đến năm 2002, ông quyết định tái canh một số diện tích cà phê già cỗi theo hình thức “cuốn chiếu”. Thấy chi phí đầu tư ngày càng cao, giá cà phê lại không ổn định nên ông Chủy đã trồng xen canh cây sầu riêng và bơ booth trong vườn cà phê của gia đình. “Ngày còn làm công nhân ở Công ty Cà phê Phước An, tôi thấy Công ty cũng trồng xen sầu riêng với cà phê và cho năng suất rất cao. Vì vậy, tôi đem kinh nghiệm đó áp dụng vào vườn cà phê của gia đình. Tôi trồng xen canh 150 cây sầu riêng Thái trên 1,4 ha cà phê; 1 ha còn lại, tôi trồng xen 80 cây bơ booth”-ông Chủy cho biết.

 

Ông Chủy giới thiệu mô hình trồng sầu riêng xen cà phê của gia đình. Ảnh: L.T
Ông Chủy giới thiệu mô hình trồng sầu riêng xen cà phê của gia đình. Ảnh: L.T

Theo ông Chủy, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sầu riêng, cây bơ cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, người trồng cần đặc biệt lưu ý phòng trừ các loại nấm ăn đọt, ăn lá… Bên cạnh đó, cần tỉa cành, tạo tán, tưới nước và bón phân cân đối cho cây. Trồng xen canh các loại cây ăn quả trong vườn cà phê vừa tiết kiệm được công lao động, lại tăng thu nhập.

Cũng theo ông Chủy, cà phê là cây ưa bóng mát, sầu riêng và bơ booth lại là cây có tán rộng, khi trồng xen canh sẽ có tác dụng hỗ trợ cho nhau. Sầu riêng, bơ booth không chỉ giúp che nắng cho cà phê mà còn tận dụng được lượng nước và phân bón dư thừa từ cây cà phê. “Trồng xen sầu riêng, bơ booth nên vườn nhà tôi lúc nào cũng mát, giữ độ ẩm tốt, ít phải tưới hơn vườn khác mà cây lúc nào cũng xanh. Cây bơ, sầu riêng cũng không cạnh tranh với cây cà phê mà còn tạo đa dạng sinh học, giúp vườn cây bớt sâu bệnh”-ông Chủy chia sẻ.

Nhờ biết cách chọn giống cũng như nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê, sầu riêng, bơ booth nên vườn cây của gia đình ông Chủy phát triển khá tốt, cho năng suất cao, mang lại thu nhập ổn định.Ông cho biết: “Sầu riêng Thái của gia đình tôi đã thu hoạch được 3 năm. Đây là giống sầu riêng hạt lép, cơm vàng, ngon ngọt nên bán rất chạy, các thương lái tới tận vườn để mua. Năm ngoái, tôi bán sầu riêng với giá 50.000 đồng/kg, thu lợi trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn thu được gần 7 tấn cà phê nhân. Năm nay, sầu riêng cũng rất sai, bơ booth thu được khoảng 6 tấn quả, cộng với cà phê nữa gia đình tôi sẽ thu lợi trên 700 triệu đồng”.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Thị Vân-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Dreng, cho biết: “Trong thời gian qua, nhiều hộ nông dân trong xã đã mạnh dạn áp dụng mô hình trồng xen các loại cây ăn quả trong vườn cà phê, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao lại góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Ông Đào Văn Chủy là một nông dân đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Mô hình trồng xen canh sầu riêng, bơ trong vườn cà phê đã giúp gia đình ông có thu nhập ổn định. Đây cũng là một địa chỉ được bà con nông dân trong xã, trong vùng tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm”.

Lê Trang

Có thể bạn quan tâm

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.