Chư Pưh: Nỗ lực hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngành chức năng huyện Chư Pưh đang tập trung khắc phục những khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm về giao thông nông thôn, phấn đấu hoàn thành đúng kế hoạch đề ra với chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và phát triển kinh tế.
Nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình giao thông nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương ngày càng phát triển, năm 2018, huyện Chư Pưh đã giao cho các đơn vị đầu tư xây dựng mới 40 công trình, trả nợ 20 công trình với tổng kế hoạch vốn trên 114 tỷ đồng. Trong đó, huyện đã dành trên 65 tỷ đồng để đầu tư bê tông hóa, nhựa hóa 35 công trình giao thông nông thôn và đường nội thị bị hư hỏng, xuống cấp.
Đường 6C đã xuống cấp nhiều năm nay, khiến cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là vào màu mưa. Ảnh: Q.T
Đường 6C đã xuống cấp nhiều năm nay, khiến cho việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là vào màu mưa. Ảnh: Q.T
Cụ thể, các tuyến đường liên xã gồm: Ia Le, Ia Blứ, Ia Rong, Ia Hla, Chư Don, thị trấn Nhơn Hòa; 6 tuyến đường nội thị thị trấn Nhơn Hòa và đường 6C là những công trình trọng điểm được huyện đặc biệt quan tâm tạo mọi điều kiện để đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm sớm hoàn thành đưa vào phục vụ việc đi lại, sản xuất của người dân. Các con đường này từ nhiều năm nay đã bị hư hỏng và xuống cấp trầm trọng khiến cho việc đi lại cũng như sản xuất, buôn bán của người dân trên địa bàn các xã gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, đường 6C dài gần 18 km (từ xã Ia Hrú đi Ia Dreng, Ia Hla và đi huyện Chư Prông), đường liên xã từ Ia Le đi Ia Blứ dài khoảng 10 km, đường liên xã từ thị trấn Nhơn Hòa đi xã Chư Don… có nhiều đoạn đã bị hư hỏng nặng, đi lại khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Trước thực trạng đó, từ các nguồn vốn của Trung ương và tỉnh, huyện Chư Pưh đã đầu tư bê tông hóa, nhựa hóa các tuyến đường này nhằm kết nối giao thông từ trung tâm huyện đến các xã. Theo ông Trần Viết Thanh-Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Chư Pưh, khó khăn lớn nhất hiện nay mà huyện gặp phải trong quá trình triển khai thi công các công trình giao thông là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Hiện huyện đang chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành họp dân, tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất làm đường theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập trung đẩy nhanh hoàn thiện hồ sơ dự án các công trình cũng như triển khai tốt công tác đấu thầu, giao thầu… để đảm bảo các công trình thi công đúng tiến độ với chất lượng cao. Đồng thời, phát huy tốt sự phối-kết hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, các đơn vị thi công, đơn vị quản lý, sử dụng công trình, đặc biệt là công tác giám sát cộng đồng; phát huy hiệu quả sự phối hợp giữa các phòng, ban của huyện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thi công hoàn thành khối lượng cũng như đảm bảo chất lượng các công trình…
“Đến thời điểm này, hầu hết các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Chư Pưh đang được triển khai theo đúng tiến độ. Đa số các công trình trả nợ năm 2017 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; tiến độ giải ngân đến nay đạt trên 16 tỷ đồng, đạt trên 30,6%”-ông Thanh cho biết thêm.
Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.